Xử phạt trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

16/01/2022

Theo Nghị định 105/2013/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 16/9 quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kế toán đối với cá nhân là 30 triệu đồng, đối với tổ chức là 60 triệu đồng.<

>

<

>

Khai man chứng từ kế toán phạt đến 30 triệu đồng<

>

<

>

Theo Nghị định, phạt cảnh cáo đối với hành vi ký chứng từ kế toán không đúng với quy định về vị trí chữ ký của các chức danh đối với từng loại chứng từ kế toán<

>

<

>

Phạt tiền từ 500.000-1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Lập chứng từ kế toán không đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật về kế toán; tẩy xoá, sửa chữa chứng từ kế toán.<

>

<

>

Đối với một trong các hành vi: Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán; ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký; ký chứng từ kế toán mà không có thẩm quyền ký hoặc không được ủy quyền ký thì sẽ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng.<

>

<

>

Với hành vi giả  mạo, khai man chứng từ kế toán sẽ bị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng. Mức phạt này cũng áp dụng với một trong các hành vi: Mở sổ kế toán ngoài hệ thống sổ kế toán chính thức của đơn vị; giả mạo sổ kế toán; thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo sổ kế toán; cố ý để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị hoặc tài sản có liên quan đến đơn vị; hủy bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ kế toán.<

>

<

>

Các mức phạt trên quy định áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính.<

>

<

>

Vi phạm về kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phạt đến 40 triệu đồng<

>

<

>

Bên cạnh quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực kế toán, Nghị định cũng quy định cụ thể xử phạt VPHC trong lĩnh vực kiểm toán độc lập. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kiểm toán độc lập đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức là 100 triệu đồng.<

>

<

>

Trong đó, phạt cảnh cáo đối với cá nhân, tổ chức từ chối hoặc cung cấp không đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời, khách quan thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của kiểm toán viên hành nghề hoặc tổ chức kiểm toán có liên quan đến cuộc kiểm toán.<

>

<

>

Đối với đơn vị được kiểm toán không giải trình hoặc giải trình không đầy đủ, kịp thời về các nội dung ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.<

>

<

>

Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và tổ chức kiểm toán để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán; đe dọa, trả thù, ép buộc thành viên tham gia cuộc kiểm toán nhằm làm sai lệch kết quả kiểm toán; che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán; cản trở công việc và có hành vi hạn chế phạm vi cuộc kiểm toán.<

>

<

>

Đối với doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn Nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật, nếu không thực hiện kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thì sẽ bị phạt tiền từ 30-40 đồng.<

>

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2013.<

>

Theo CĐT Chính phủ<

> <

>

Cùng danh mục

Bộ Tài chính và ACCA: Thúc đẩy hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực kiểm toán – kế toán

Chiều ngày 14/4/2014, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có buổi tiếp và làm việc với ông Martin Turner - Chủ tịch toàn cầu Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA). Tham gia buổi tiếp còn có sự tham dự của một số đơn vị chức năng thuộc Bộ Tài chính; đại diện ACCA tại Việt Nam; đại diện Ủy ban Hội viên ACCA.

Nhiều điểm mới trong kỳ quyết toán thuế năm 2013

Ngày 31/3/2014 là thời hạn cuối để tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ của kỳ quyết toán thuế năm 2013.