Các doanh nghiệp sản xuất luôn hướng tới việc giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh. Công tác kế toán chi phí thực hiện tốt sẽ trở thành công cụ hiệu quả giúp cho doanh nghiệp (DN) kiểm soát chi phí. Với các DN chế biến thủy sản đang đứng trước những khó khăn, rào cản về giá cả, chất lượng sản phẩm, thị trường cạnh tranh thì việc lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp sẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều lợi thế.<
>
Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Thực tế cho thấy sản phẩm của các DN chế biến thủy sản trong nước luôn yếu thế về cả giá thành và chất lượng. Nếu loại trừ được các nguyên nhân khách quan như: phụ thuộc vào nguyên vật liệu đầu vào, hạn chế về vốn đầu tư quy trình công nghệ... thì nguyên nhân còn lại chủ yếu là do hạn chế trong kiểm soát chi phí của quá trình sản xuất, không ít chi phí bất hợp lý đã làm cho giá thành khá cao.
Có nhiều phương pháp để tính giá thành sản phẩm như phương pháp giản đơn, phương pháp tỷ lệ, phương pháp phân bước... Mỗi phương pháp đều có tính ưu nhược điểm khác nhau và còn phụ thuộc vào yếu tố quy trình sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành. DN cần lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm hợp lý, đảm bảo tính đúng, tính đủ.
Lựa chọn phương pháp tính giá thành phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất, và đối với các DN chế biến thủy sản trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất một nhóm sản phẩm cùng loại, nhưng quy cách khác nhau nên giữa chúng không có hệ số quy đổi, và giữa chúng có mối quan hệ theo cách phân loại thành nhiều thứ hạng sản phẩm (tôm, ghẹ, cua...). Do đó, kế toán phải xác định tỷ lệ tính giá thành giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành theo định mức.
Kỳ tính giá thành: vì khối lượng sản xuất cho từng nhóm sản phẩm của các DN chế biến thủy sản tương đối lớn, chu kỳ sản xuất sản phẩm ngắn và liền nên kỳ tính giá thành theo tháng là hợp lý.
Đối tượng tập hợp chi phí: tập hợp theo từng phân xưởng chế biến là hợp lý.
Đối tượng tính giá thành: theo nhóm sản phẩm.
Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang: chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc có không đáng kể nên không đánh giá.
Hạch toán kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Tính giá xuất kho theo phương pháp đích danh hoặc theo phương pháp bình quân cuối.
Phương pháp xây dựng chi phí định mức
Xây dựng định mức cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Định mức cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phải được xây dựng riêng biệt cho hai yêu tố đó là giá và lượng của chi phí này. Về mặt giá nguyên vật liệu ước tính căn cứ vào các hợp đồng thu mua đã ký; các quá trình thương lượng giá với các nhà cung cấp thường xuyên; dự báo về tình hình biến động trên thị trường, các hình thức chiết khấu mua sỉ; chi phí thu mua nguyên vật liệu, về mặt lượng nguyên vật liệu, lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm, có cho phép những hao hụt bình thường. Để sản xuất một sản phẩm thì định mức tiêu hao nguyên vật liệu đó là định mức sử dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức tiêu hao ở mỗi công đoạn sàn xuất; lượng vật liệu tính cho sản phẩm. Đối với định mức sử dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật phải được DN thường xuyên xem xét nên có sự thay đổi về yêu cầu chất lượng phải kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Đối với định mức tiêu hao: tác giả đề xuất DN xác định tổng tỷ lệ tiêu hao theo định mức của các giai đoạn sản xuất theo công thức:
T= {1 -[(1 -T.) (1 -T2) (1 -T3)... (1 -Tn)]}* 100(%)
Với Ti là tỷ lệ tiêu hao công đoạn thứ i trong quá trình sản xuất
T là tổng tỷ lệ tiêu hao qua các công đoạn sản xuất
Và xác định nhu cầu nguyên vật liệu cần cung cấp để cung cấp để sản xuất sản phẩm DN sử dụng hệ số định mức K (định mức kg nguyên liệu/kg sản phẩm)
K= 1 /(1 -T)
Trong đó T là tổng tỷ lệ tiêu hao qua các công đoạn sản xuất. Qua công thức trên có thể thấy được kết quả tỷ lệ hao hụt theo định mức phụ thuộc nhiều vào.
Ti - Tỷ lệ tiêu hao mỗi công đoạn. Do đó, khi xác định tiêu hao của các giai đoạn phải căn cứ vào đặc điểm của công đoạn sản xuất, đặc điểm nguyên vật liệu sử dụng. Cụ thể như sau:
- Quá trình sơ chế: tiêu hao giảm trọng lượng tự nhiên: do các tạp chất có trong cá, tôm, mực..
- Quá trình chế biến: tiêu hao do vặt đầu, fille cá.., bỏ ruột, da, xương....
Xây dựng định mức cho chi phí nhân công trực tiếp:
Định mức chi phí nhân công trực tiếp bao gồm định mức giá của một giờ lao động trực tiếp và định mức lượng thời gian cần thiết. Định mức về giá một đơn vị thời gian lao động trực tiếp căn cứ mức lương căn bản một giờ, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương. Định mức về lượng thời gian cho phép để hoàn thành một đơn vị sản phẩm dựa trên phương pháp kỹ thuật là chia công việc theo nhiều công đoạn rồi kết hợp với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật để định thời gian chuẩn cho từng công việc. Thời gian cần thiết để sản xuất một sản phẩm được xác định như sau: thời gian cần thiết để sản xuất một sản phẩm; thời gian nghỉ ngơi, lau chùi máy; thời gian cho sản phẩm hỏng.
- Định mức chi phí sản xuất chung
- Định mức biến phí sản xuất chung được xây dựng theo định mức giá và lượng. Định mức giá phản ánh biến phí của đơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ. Định mức lượng, ví dụ thời gian thì phản ánh số giờ của hoạt động được chọn làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho một đơn vị sản phẩm.
- Định mức định phí sản xuất chung: Được xây dựng tương tự như ở phần biến phí.
Phương pháp xác định các yếu tố chi phí phát sinh
MẪU THẺ CHI PHÍ ĐỊNH MỨC CỦA SẢN PHẨM |
||||
Thẻ chi phí định mức (Sản phẩm: X mã sản phẩm) |
||||
Khoản mục |
Đơn giá |
Nhu cầu |
Thành tiền |
Tổng cộng |
- Nguyên vật liệu trực tiếp |
|
|
|
|
A |
|
|
|
|
B |
|
|
|
|
C |
|
|
|
|
- Chi phí nhân công trực tiếp |
|
|
|
|
Bậc 1 |
|
|
|
|
Bậc 2 |
|
|
|
|
- Biến phí sản xuất chung |
|
|
|
|
- Định phí sản xuất chung |
|
|
|
|
- Chi phí sản xuất tiêu chuẩn |
|
|
|
|
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Giá xuất kho áp dụng theo phương pháp bình quân cuối kỳ, căn cứ vào giá mua thực tế, các chi phí thu mua bảo quản, vận chuyển. Đặc thù của nguyên liệu thủy sản luôn bảo đảm an toàn về chất lượng, độ tươi sống của sản phẩm càng cao, chất lượng thành phẩm càng cao nên không nhập kho, mua về chuyển trực tiếp cho phân xưởng chế biến.
Về chi phí nhân công trực tiếp:
Quỹ lương công ty nên xây dựng trên cơ sở gắn với kết quả sản xuất. Tác giả đề xuất tổng quỹ lương công ty nên xác định theo doanh thu.
Tổng quỹ lương trích trong kỳ |
= |
Σ |
Doanh thu bộ phận i |
x |
Tỷ lệ trích trước của bộ phận i |
Về chi phí sản xuất chung
Chi phí vật liệu phụ, chi phí công cụ dụng cụ xây dựng định mức sử dụng để giảm tỷ lệ thất thoát. Có thể xây dựng định mức sử dụng.
Đối với chi phí năng lượng: DN nên xây dựng định mức tiêu hao cho từng máy làm cơ sở để phân bổ chi phí, vì DN có thể có nhiều phân xưởng
Chi phí của hoạt động sản xuất phụ cần phải xác định một cách đầy đủ mới có thể đánh giá được hiệu quả từng hoạt động. Trong thực tế, nhiều công ty có một số khoản chi phí phục vụ cho hoạt động sàn xuất phụ đã không được tính vào giá thành sản phẩm phụ. Giá thành của sản phẩm phụ có thể sử dụng phương giản đơn để tính sau đó căn cứ vào định mức đã xây dựng để phân bổ.
Tài liệu tham khảo:
1. TS. Nguyễn Khắc Hùng, (2011). Kế toán chi phí. NXB Lao động;
2. PGS., TS Phạm Văn Dược, TS. Trần Văn Tùng, ThS. Phạm Ngọc Toản (2010). Kế toán chi phí NXB Tài chính.
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 8 - 2013