Hoàn thiện chế độ kế toán đối với công ty chứng khoán

08/10/2021

Hôm nay (10-6), Bộ Tài chính tổ chức Hội thảo chế độ chứng từ kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán (CTCK). Đây là lần thứ 2, Bộ Tài chính tổ chức Hội thảo liên quan đến lĩnh vực này nhằm lấy ý kiến thành viên thị trường trước khi ban hành Thông tư hướng dẫn.

<

>

<

> <

>

Xây dựng chế độ kế toán áp dụng với CTCK nhằm ngăn chặn rủi ro cho các CTCK.<

> <

>

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán- Bộ Tài chính Lê Thị Hoà, việc xây dựng Dự thảo Chế độ kế toán mới dựa trên việc tuân thủ các quy định pháp luật hiện thời, chuẩn mực kế toán của Việt Nam, các nước phát triển trên thế giới, đảm bảo phù hợp với thông lệ của thị trường và dựa vào kinh nghiệm của các CTCK đang hoạt động trong nước và quốc tế. Đồng thời, đây là công cụ để lành mạnh hóa hoạt động của CTCK và xây dựng cơ chế chống rủi ro cho CTCK.

Cụ thể, chế độ kế toán áp dụng đối với CTCK gồm 4 phần: Chế độ chứng từ kế toán, Hệ thống tài khoản kế toán, Chế độ sổ kế toán, Hệ thống Báo cáo tài chính theo hướng công ty phải bám sát với các giá trị thật và chỉ rõ các con số tài sản thực tế của công ty chứng khoán tại thời điểm lập báo cáo. Tiền của nhà đầu tư cũng sẽ được tách khỏi báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối của CTCK; Các vấn đề liên quan đến trích lập dự phòng rủi ro, đánh giá tải sản của CTCK cũng sẽ có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo cung cấp con số sát thực trên báo cáo của DN.

Ngoài ra, chế độ mới dự kiến sẽ không phân loại tài sản đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản dài hạn nữa, thay vào đó sẽ thể hiện các tài sản này trong tài khoản “Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua lãi, lỗ”. Thay đổi này đồng nghĩa với việc CTCK sẽ liên tục phải đánh giá lại mọi khoản đầu tư của mình theo giá trị thị trường.

Mặt khác, hiện nay là nhiều chứng từ của CTCK vẫn chưa có mẫu văn bản được hướng dẫn theo chuẩn mực như cho vay margin, ứng trước tiền bán chứng khoán, phiếu lệnh mua, bán... Nhằm khắc phục tình trạng này, Công ty CP Chứng khoán Maybank Kim Eng đề xuất trong chế độ kế toán mới chỉ đưa ra những tiêu thức bắt buộc phải có trong mỗi loại chứng từ, còn về biểu mẫu và những tiểu thức khác DN có thể bổ sung thêm mục đích kiểm tra, kiểm soát của DN do mỗi DN sử dụng phần mềm khác nhau.

Còn Công ty CP Chứng khoán Mirae Asset thì đề xuất Bộ Tài chính bổ sung thêm một số mẫu chứng từ đặc thù của CTCK, nhưng chỉ nên mang tính chất hướng dẫn do phần lớn dữ liệu lấy từ các phần mềm và các phần mềm có thể không tương thích nếu bắt buộc sử dụng. Trên cơ sở đó, một số CTCK cho rằng cần bổ sung chứng từ đặc thì cho các nghiệp vụ môi giới, tự doanh, lưu ký, margin (phiếu, lệnh, mua, bán, tất toán margin)... và Hoạt động ứng tiến như: Chứng từ chuyển nhượng quyền nhận tiền bán chứng khoán. Ngoài ra, Bộ Tài chính nên quy định cụ thể, chi tiết hơn yêu cầu về nội dung/cách thức lưu trữ đối với chứng từ điện tử...

Trước những kiến nghị, đề xuất của các CTCK, Bộ Tài chính đã tiếp thu và sẽ chỉnh sửa trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn.

<

>

Cùng danh mục

Bộ Tài chính và ACCA: Thúc đẩy hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực kiểm toán – kế toán

Chiều ngày 14/4/2014, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có buổi tiếp và làm việc với ông Martin Turner - Chủ tịch toàn cầu Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA). Tham gia buổi tiếp còn có sự tham dự của một số đơn vị chức năng thuộc Bộ Tài chính; đại diện ACCA tại Việt Nam; đại diện Ủy ban Hội viên ACCA.

Nhiều điểm mới trong kỳ quyết toán thuế năm 2013

Ngày 31/3/2014 là thời hạn cuối để tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ của kỳ quyết toán thuế năm 2013.