Vận dụng quy luật 80/20 trong quản lý thuế

14/02/2022

Một lúc nào đó trong cuộc sống, chúng ta sẽ được nghe nói đến quy luật 80/20. Khá đơn giản, vì quy luật này nói lên rằng, với 20% nỗ lực sẽ tạo ra 80% kết quả cuối cùng. Có thể quy luật này đã được biết đến dưới cái tên “Quy luật Pareto” hay “Quy luật nỗ lực tối thiểu”.

Từ nguyên lý chung của quy luật 80/20…<

>

<

>

Vào năm 1897, Vilfredo Pareto, một nhà kinh tế học người Italia, trong khi đang học về sự phân bố của cải và thu nhập tại nước Anh trong thế kỷ 19, đã phát hiện ra, phần lớn diện tích đất đai và thu nhập được kiểm soát bởi một lượng nhỏ số người trong xã hội. Trên thực tế, 20% dân số kiểm soát đến 80% của cải và thu nhập. Trong những phân tích và nghiên cứu tiếp theo, nhà kinh tế học huyền thoại này đã phát hiện ra rằng, nguyên tắc này không chỉ đúng trong nhiều quốc gia, giai đoạn lịch sử, mà còn đúng với những gì xảy ra ngay trong khu vườn của ông ta, khi chỉ 20% cây đậu Hà Lan đã tạo ra đến 80% hạt đậu thu hoạch được.0<

>

<

>

Từ khi quy luật này ra đời, nhiều nhà nghiên cứu khác đã phát biểu tương tự như: 20% tội phạm là nguyên nhân của 80% các vụ phạm tội. 20% số người lưu thông trên được tạo ra 80% các vụ tai nạn. 20% tuyền đường chiếm 80% lưu lượng xe cộ hàng ngày. 20% những lỗi hàng hoá làm nảy sinh 80% các vấn đề rắc rối. Và thường gặp nhất là chúng ta vẫn nghe nói rằng, 20% khách hàng tạo ra 80% lợi nhuận cho một DN.<

>

<

>

Richard Koch, người sáng lập ra Bain & Co và BCG Consultant, từng khẳng định rằng: “20% việc chúng ta làm tạo ra 80% kết quả, nhưng 80% công việc còn lại chỉ tạo được 20% kết quả cuối cùng mà thôi. Chúng ta đang phí phạm 80% thời gian của mình vào những việc kém hiệu quả”. Vì vậy, Koch đưa ra lời khuyên, “thay vì cật lực theo đuổi tất cả các cơ hội, hãy bình tĩnh và tập trung định hướng vào những mục tiêu có giá trị nhất, dựa trên cách suy nghĩ của quy luật 80/20”.<

>

<

>

... đến việc vận dụng trong quản lý thuế<

>

<

>

Trong công tác thuế, Quy luật 80/20 có nghĩa là 80% nguồn thu NSNN của một địa phương thường do 20% đối tượng nộp thuế lớn, ổn định tạo ra. Theo đó, để tăng thu ngân sách, cần tăng số thu của nhóm 20% khách hàng thường xuyên là cách làm dễ dàng và ít tốn kém nhất. Thành thử, để giảm thiểu chi phí hành thu, động thái gần đây cho thấy xu hướng: (1) Đề xuất mô hình quản lý tập trung vào 20% khách hàng có số thu lớn (bộ phận quản lý thuế đối với các DN lớn). (2) Xây dựng các chiến dịch tuyên truyền- hỗ trợ nhằm vào nhóm khách hàng này. Tuy nhiên, khi áp dụng quy luật trên, nếu chỉ xác định nhóm 20% khách hàng thường xuyên dựa vào số thu đơn thuần thì có thể sẽ dẫn đến nguy cơ làm xói mòn sự tuân thủ của các đối tượng khác, đặc biệt là các DN nhỏ (chiếm tỷ lệ lớn và có nguy cơ chuyển sang khu vực phi chính thức). Nói cách khác, càng “đầu tư” nhiều cho nhóm 20% khách hàng thường xuyên theo số thu một cách vô điều kiện, tính hiệu quả của việc “đầu tư” càng giảm.<

>

<

>

Hay 20% “khách hàng” là nguyên nhân tạo ra 80% các vụ vi phạm về hóa đơn, vừa làm thất thu ngân sách, vừa tạo ra môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh. Một liều pháp “sốc” đã thực thi ngay nhằm vãn hồi trình trạng “bát nháo” trong lĩnh vực kinh doanh hàng nông sản, đó là tăng cường kiểm tra các DN có rủi ro cao về thuế. Cái “được” đã bắt đầu thấy, song cái “mất” cũng đồng thời hiện hữu khi có quá nhiều lời than phiền từ phía DN làm ăn chân chính bị vạ lây. Vì rằng, thông thường số đối tượng phạm pháp là thiểu số (vài %) và một giải pháp “anh minh” khi đề ra một chính sách phải dựa trên đa số, chứ không căn cứ trên thiểu số.<

>

<

>

Để khắc phục nghịch lý này, đảm bảo sự tuân thủ tổng thể của tất cả các khách hàng, thiết nghĩ nên quan tâm giải quyết thỏa đáng hai vấn đề sau:<

>

<

>

Thứ nhất, quản lý thuế phải dựa trên sự đánh giá, phân loại người nộp thuế (NNT) theo mức độ tuân thủ nghĩa vụ thuế và theo đặc điểm quy mô của NNT. Kinh nghiệm quản lý thuế ở các quốc gia cho thấy, mức độ tuân thủ của NNT khá đa dạng, việc xây dựng chiến lược quản lý thuế phải xuất phát từ nghiên cứu các nhóm NNT có sự tuân thủ khác nhau để có giải pháp quản lý phù hợp với từng nhóm đối tượng, nhằm khuyến khích, tăng cường sự tuân thủ của NNT.<

>

<

>

Quản lý thuế theo mức độ tuân thủ là cách thức nhằm tạo ra sự công bằng cao nhất đối với NNT và cũng là phương pháp quản lý rủi ro của cơ quan thuế. Tuy nhiên, sự tuân thủ thuế của NNT được đánh giá dựa trên một số tiêu chí khác nhau ở mỗi quốc gia. Chẳng hạn, Cơ quan thuế Australia thông qua điều tra hành vi tuân thủ thuế để xác định các nhóm NNT có mức độ tuân thủ khác nhau. Cơ quan thuế Anh nghiên cứu lịch sử tuân thủ thuế của NNT để xác định mức độ tuân thủ thuế. Cơ quan thuế Canada hay Hà Lan thì xác định mức độ tuân thủ dựa trên phân tích tình hình nợ thuế hiện tại của NNT. Với nhiều quốc gia khác như Hoa Kỳ, Singapore… để có chiến lược quản lý thuế thích hợp với những địa bàn có số lượng NNT lớn, ngoài việc phân loại nhóm NNT theo mức độ tuân thủ, còn phải phân loại theo quy mô hoạt động của NNT để xây dựng các chiến lược quản lý thuế đối với các DN quy mô lớn và các DN có quy mô vừa và nhỏ.<

>

<

>

Thứ hai, đổi mới cơ cấu bộ máy quản lý thuế để thực thi chiến lược quản lý sự tuân thủ thuế của NNT. Từ kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, quản lý thuế đối với NNT nếu chỉ dựa hoàn toàn vào cơ cấu bộ máy quản lý thuế theo chức năng mà không có sự phân biệt giữa các nhóm NNT khác nhau sẽ dẫn đến việc đối xử đồng nhất và không hiệu quả với các nhóm khách hàng khác nhau. Những cơ quan thuế tổ chức đơn thuần theo cơ cấu chức năng sớm nhận thấy rằng, trong cơ cấu này, các đối tượng nộp thuế khác nhau có xu hướng được đối xử bằng cơ chế như nhau sẽ kém hiệu quả trong việc thúc đẩy sự tuân thủ thuế một cách tích cực. Mặt khác, tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng sẽ gây nhiều phiền nhiễu cho NNT do phải tiếp xúc với nhiều đầu mối thực hiện các thủ tục thuế khác nhau. Một trong những kinh nghiệm tổ chức bộ máy quản lý thuế ở các quốc gia hiện nay là kết hợp cơ cấu chức năng với cơ cấu theo khách hàng, có thể tổ chức bộ phận theo mức độ tuân thủ, tổ chức bộ phận theo đặc điểm của NNT như: theo quy mô, theo khu vực, theo ngành nghề, theo thời gian hoạt động… Cơ cấu này đáp ứng được sự khác nhau về hành vi tuân thủ, về đặc điểm hoạt động, về nhu cầu và mong muốn của NNT. Đây là tiền đề cơ bản để khuyến khích sự tuân thủ của NNT.<

>

TCT<

>

Cùng danh mục

Bãi bỏ hàng loại các thủ tục thuế không cần thiết

Bộ Tài chính sẽ rà soát bãi bỏ các thủ tục không cần thiết để giảm thời gian kê khai và nộp thuế; giảm thời gian thông quan của các DN xuất nhập khẩu, phấn đấu đến giữa tháng 9 sẽ giảm được 201 giờ.

Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Thuế Và Hải Quan

Thủ tướng yêu cầu ngành Thuế cần tiếp tục đấu hoàn thành vượt mức dự toán được giao 2014; thực hiện thành công chương trình cải cách hiện đại hóa ngành Thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.