Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương Dương Hồng Hạnh cho biết: Kể từ ngày 1-7-2013, khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải áp dụng Luật Xử lý vi phạm hành chính.
<><
>
Tuy nhiên trong quy định mới có nhiều điểm khác với quy định của Pháp lệnh. Đặc biệt là về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, đó là cách thức chuyển hồ sơ từ Cục, Chi cục lên Tổng cục Hải quan đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; mức xử phạt (Luật quy định áp dụng mức phạt đối với tổ chức cá nhân là khác nhau, trong khi đó quy định hiện hành là không phân biệt); áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; xác định thẩm quyền xử phạt; trường hợp có tang vật vi phạm bị tịch thu thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cách thức xử lý tang vật như thế nào? Việc sử dụng Mẫu biểu trong công tác xử lý vi phạm hành chính như tờ trình, quyết định xử phạt, biên bản tịch thu, quyết định tịch thu tang vật là sử dụng mẫu nào, theo nghị định, thông tư nào?...
Ngày 1-7-2013 chính thức Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghị định hướng dẫn cụ thể cho Luật này.
Trong khi đó, Nghị định 97/2007/NĐ-CP và Nghị định 18/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan và Thông tư 193/2009/TT-BTC quy định chi tiết thi hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2007/NĐ-CP cũng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2013 nhưng đến nay vẫn chưa có nghị định mới thay thế cho 2 Nghị định và Thông tư hướng dẫn trên.
<>