Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

11/10/2018

Theo quy định tại điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc Hội khóa 12 thì đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là Hàng hóa, dịch vụ:

1. Hàng hóa:

a)      Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

b)      Rượu;

c)      Bia;

d)      Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;

e)      Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;

f)        Tàu bay, du thuyền;

g)      Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng;

h)      Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

i)        Bài lá;

j)      Vàng mã, hàng mã.

2. Dịch vụ:

a)      Kinh doanh vũ trường;

b)      Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

c)      Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;

d)      Kinh doanh đặt cược;

e)      Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

f)        Kinh doanh xổ số.

Cùng danh mục

Thuốc lá có thể bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên đến 145%

Để đạt mục tiêu Chính phủ đề ra và trên cơ sở thuế suất tăng thêm 10% sẽ làm tiêu dùng giảm 5%, đại diện của Vinacosh tính toán thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá phải tăng từ 65% lên 105% vào năm 2015 và tăng lên 145% vào năm 2018.

Đề nghị bổ sung mặt hàng nước ngọt có ga không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB

Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), Bộ Tài chính đề nghị bổ sung mặt hàng nước ngọt có ga không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB, với mức thuế suất 10%. Tuy nhiên, còn nhiều ý kiến tranh luận về việc áp dụng thuế TTĐB đối với mặt hàng này.