Xác định thuế suất thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đối với mặt hàng là phế liệu, phế phẩm

28/11/2021

Tổng cục Thuế  vừa có văn bản số 2232/TCT-CS hướng dẫn cơ quan Thuế địa phương trong việc xác định thuế suất thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đối với mặt hàng là phế liệu, phế phẩm.

Theo quy định hiện hành, mức thuế suất thuế GTGT 10% được áp dụng đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, đối với mặt hàng phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng đó.

Chẳng hạn như: Xác mắm là phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất nước mắm thì khi bán ra áp dụng theo thuế suất của xác mắm. Trường hợp xác mắm được sử dụng làm thức ăn gia súc hoặc làm phân bón, nguyên liệu sản xuất phân bón thì khi bán ra áp dụng theo thuế suất 5%.

Căn cứ hướng dẫn trên, thuế suất thuế GTGT của phế liệu, phế phẩm thu hồi (xác mắm) khi bán ra áp dụng theo mức thuế suất thuế GTGT của mặt hàng phế liệu, phế phẩm đó (xác mắm). Trường hợp xác mắm được sử dụng làm thức ăn gia súc hoặc làm phân bón, nguyên liệu sản xuất phân bón thì khi bán ra áp dụng theo thuế suất 5%.

Cùng danh mục

Lựa chọn ngân hàng làm đại lý hoàn thuế GTGT tại cảng biển quốc tế

Tổng cục Hải quan vừa có công văn trao đổi với Ngân hàng Nhà nước về việc dự định lựa chọn ngân hàng làm đại lý hoàn thuế GTGT cho khách nước ngoài mua hàng mang theo khi xuất cảnh tại 3 cảng biển là Khánh Hội, Đà Nẵng và Cam Ranh.

Giải pháp chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng

Nhận diện ra các hành vi gian lận qua hoàn thuế giá trị gia tăng để từ đó đề ra biện pháp phòng chống hiệu quả là hết sức quan trọng vì các DN đã sử dụng rất nhiều cách thức và thủ đoạn hết sức tinh vi nhằm qua mặt các cơ quan chức năng.