Đề xuất xóa bỏ tiền phạt chậm nộp thuế

04/03/2023

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, sáng 3/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế.

Xóa tiền phạt chậm nộp thuế

Chính phủ cho biết, trong thời gian qua (2008 - 2013), nhiều DN gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do những nguyên nhân khách quan như: thị trường tiêu thụ khó khăn, tồn kho sản phẩm cao; lạm phát ở mức cao; tín dụng vay ngân hàng cao (trên 20%/năm); chu kỳ sản xuất kéo dài; bị khách hàng chậm thanh toán lớn ... dẫn đến việc chậm nộp tiền thuế.

Từ những đánh giá kỹ lưỡng của Bộ Tài chính, Chính phủ trình Quốc hội cho phép: "Xoá nợ tiền phạt chậm nộp thuế, tiền chậm nộp thuế của các khoản nợ thuế phát sinh trước ngày 1/7/2013 của doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan và đã nộp khoản nợ thuế gốc trước ngày 31/12/2014. Thẩm quyền xóa nợ thuế thực hiện theo quy định tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế."<

>

Khi đó, DN sẽ bị phạt chậm nộp tiền thuế mức 0,05%/ngày (18,3%/năm), đối với số tiền thuế chậm nộp. DN bị phạt chậm nộp, khi tiếp cận về tín dụng, sẽ lại càng khó khăn hơn.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, nhiều người nộp thuế đã rất nỗ lực để nộp tiền thuế phát sinh, khó có khả năng nộp tiền nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt chậm nộp, nhất là trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn bất khả kháng.

Hiện tại có những trường hợp tiền phạt chậm nộp lớn hơn tiền thuế, nếu không có giải pháp và cơ chế xử lý phù hợp thì số tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp không thu được ngày càng tăng lên, gây áp lực cho người nộp thuế, khiến DN càng khó khăn hơn; có trường hợp sẽ lâm vào tình trạng giải thể, phá sản hoặc nghỉ kinh doanh.

Từ những đánh giá kỹ lưỡng của Bộ Tài chính, Chính phủ trình Quốc hội cho phép: "Xoá nợ tiền phạt chậm nộp thuế, tiền chậm nộp thuế của các khoản nợ thuế phát sinh trước ngày 1/7/2013 của doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan và đã nộp khoản nợ thuế gốc trước ngày 31/12/2014. Thẩm quyền xóa nợ thuế thực hiện theo quy định tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế."

Trong đó, DN gặp khó khăn khách quan được xóa tiền phạt chậm nộp thuế, tiền chậm nộp thuế phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

DN cung ứng hàng hoá, dịch vụ được thanh toán bằng vốn NSNN hoặc có nguồn từ NSNN, nhưng chưa được thanh toán, nên không có nguồn nộp kịp thời các khoản thuế dẫn đến phát sinh tiền phạt chậm nộp.

Đối tác bị phá sản hoặc phá bỏ hợp đồng kinh tế dẫn đến người nộp thuế phát sinh các khoản nợ thuế và tiền phạt chậm nộp.

DN phải vay của các ngân hàng thương mại với lãi suất cao trên 20%/năm dẫn đến tổng tiền chậm nộp phát sinh bằng 100% số tiền thuế trở lên.

Cùng danh mục

Đề xuất hỗ trợ hưởng thuế suất 10% trong 15 năm đối với ngành công nghiệp

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, sáng 3/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Những điểm mới

Tổng cục Thuế vừa ban hành công văn số 4716/TCT-CS giới thiệu những nội dung mới của Thông tư 151/2014/TT-BTC. Theo đó, nhiều quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.