Người nộp thuế được tham gia giám sát hoạt động thanh tra thuế

26/11/2021

Là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành và thực hiện “Quy chế giám sát hoạt động thanh tra thuế”, Cục Thuế TP Hà Nội kỳ vọng, việc chuẩn hoá các quy trình, thủ tục, cũng như phân công, phân nhiệm rõ ràng về chức trách, nhiệm vụ của cán bộ thực thi, đặc biệt có sự tham gia trực tiếp của người nộp thuế (NNT) sẽ tạo cơ sở nền tảng để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra thuế nói riêng và hoạt động quản lý thuế nói chung - bắt đầu từ năm 2013.

Mặc dù được xem là một trong 4 chức năng chính của mô hình quản lý thuế theo chức năng và trên thực tế, mỗi năm thông qua các hoạt động nghiệp vụ, công tác thanh tra, kiểm tra đã thu hồi về cho NSNN hàng nghìn tỷ đồng, hơn thế còn góp phần thiết lập trật tự trong môi trường quản lý thu thuế trên địa bàn Thủ đô, song phải thừa nhận, việc thực thi công tác này vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Đầu tiên là khâu lựa chọn DN thanh tra còn chưa bao quát hết đối tượng gian lận; số lượng DN được thanh tra hàng năm thấp. Một số cuộc thanh tra thời gian còn kéo dài nhưng kết quả truy thu và phạt hạn chế, tỷ lệ nợ thuế sau thanh tra còn cao. Hơn nữa, việc phân công, phân nhiệm giữa các thành viên trong đoàn thanh tra, trách nhiệm của lãnh đạo bộ phận thanh tra chưa rõ ràng, còn trùng lắp yêu cầu quản lý; việc thực hiện các chế độ báo cáo tiến độ, xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thanh tra cũng chưa kịp thời, vừa làm giảm hiệu quả công tác này, vừa chưa tạo được hình ảnh thân thiện về cán bộ thanh tra trong mắt NNT.<

>

<

>

Xác định nghiêm túc về những điểm còn khuyết thiếu, sau một thời gian nghiên cứu trên cơ sở từng bước chấn chỉnh, tiến tới khắc phục hoàn toàn, kịp thời những bất cập trong hoạt động thanh tra, kiểm tra ngày 21/5/2013, Cục Thuế Hà Nội đã ra Quyết định số 16850/CT-TTr1ban hành Quy chế giám sát hoạt động thanh tra, kiểm tra để thực hiện trong năm 2013. Mục tiêu cụ thể của quy chế này được đặt ra nhằm đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng cuộc thanh tra; đánh giá chính xác hoạt động của đoàn thanh tra và ý thức chấp hành kỷ luật của từng thành viên, đồng thời nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thanh tra để có biện pháp xử lý, giải quyết. Theo đó, quy chế giám sát hoạt động thanh tra bao gồm các nội dung cụ thể: thống nhất phân loại rủi ro về thuế theo hai tiêu chí tĩnh và động để lập kế hoạch thanh tra; thực hiện phân công số lượng cuộc thanh tra của các đoàn thanh tra dựa trên cơ sở sử dụng tối đa chất lượng nguồn nhân lực thanh tra hiện có. Tiếp theo là, thực hiện phân tích rủi ro để xác định phạm vi thanh tra. Cục Thuế Hà Nội tiên tượng, việc triển khai thực hiện quy chế sẽ tạo điều kiện để cơ quan thuế đạt được hai kết quả quan trọng. Thứ nhất, chuẩn hóa trình tự các bước thanh tra và hệ thống các mẫu biểu theo quy trình để đảm bảo công chức làm công tác thanh tra thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ, đúng trình tự giải quyết công việc và đầy đủ về thủ tục hồ sơ. Thứ hai, phân công công tác giám sát theo nguyên tắc, mỗi nội dung công việc của thành viên và trưởng đoàn thanh tra có ít nhất một người giám sát theo các nội dung: giám sát việc thực hiện các công việc theo quy trình thanh kiểm tra; giám sát bằng chế độ báo cáo thông qua quy định thời gian và thực hiện mẫu biểu báo cáo.<

>

<

>

Để đảm bảo hoàn thành các nội dung này, Cục Thuế Hà Nội yêu cầu các đoàn thanh tra tiến hành phân tích theo hai bước. Phân tích bước 1 để loại trừ các DN sẽ không tiến hành thanh tra do NNT thuộc kế hoạch thanh tra kiểm tra của các cơ quan khác (Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Tổng cục Thuế...).  Đối với danh sách sau khi loại trừ, đoàn thanh tra sẽ tiến hành phân tích bước 2 và dự kiến thời gian triển khai kế hoạch thanh tra. Trong quá trình phân tích bước 2 có sự tham gia bắt buộc của phó trưởng phòng thanh tra phụ trách trực tiếp đoàn thanh tra và có ý kiến chỉ đạo của trưởng phòng thanh tra để xác định rủi ro trọng yếu phát sinh của NNT, trường hợp cần thiết đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Cục Thuế. Tiếp đến, cơ quan thuế tiến hành thông báo cho NNT thuộc kế hoạch thanh tra và lập phiếu yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ đoàn thanh tra, gồm các nội dung và mẫu biểu để NNT chuẩn bị trước và sẽ cung cấp cho đoàn thanh tra ngay khi đoàn công bố quyết định thanh tra tại trụ sở NNT.<

>

<

>

Trên cơ sở quy trình đã được thiết lập, trong quá trình tiến hành, đoàn thanh tra phải đảm bảo các nguyên tắc: Lập phiếu phân công nhiệm vụ cho các thành viên của trưởng đoàn thanh tra dựa trên các nội dung đã phân tích bước 2; Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm ghi sổ nhật ký đoàn thanh tra theo từng nội dung, trình tự, thời gian cụ thể. Với việc xử lý kết quả thanh tra tại trụ sở NNT hay các nội dung vướng mắc trong quá trình làm việc, đoàn thanh tra phải lập tờ trình dự thảo biên bản thanh tra, dự thảo ban hành kết luận thanh tra trình phó trưởng phòng thanh tra phụ trách trực tiếp, sau đó là trưởng phòng thanh tra và cuối cùng là lãnh đạo Cục Thuế. Những ý kiến, yêu cầu trong quá trình phê duyệt của lãnh đạo bộ phận thanh tra được ghi nhận tại tờ trình sẽ được xem là căn cứ để xử lý, giải quyết để ra kết quả thanh tra sau cùng.<

>

<

>

Đặc biệt, với mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực thanh tra có chất lượng, văn minh lịch sự trong giao tiếp, ứng xử; liêm chính và có tính kỷ luật trong thực thi nhiệm vụ, lần đầu tiên với quy chế này, Cục Thuế TP Hà Nội yêu cầu các đoàn thanh tra khi tiến hành công bố quyết định thanh tra phải chuyển “Thư ngỏ” của cơ quan thuế tới  NNT. Trên bì thư ngỏ ghi rõ địa chỉ và số điện thoại để NNT có thể gửi ý kiến phản hồi. Đây là một thông điệp, một phương thức quan trọng để NNT thể hiện sự dân chủ trong hoạt động thanh tra. Nguồn thông tin mang tính hai chiều này sẽ giúp cơ quan thuế quản lý tốt hơn hoạt động thanh tra, cán bộ thanh tra, tránh được các hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu trong hoạt động thanh tra làm giảm uy tín, hình ảnh của cơ quan thuế.<

>

<

>

Quy chế giám sát sẽ được Cục Thuế Hà Nội tổng hợp đánh giá hàng năm để có những điều chỉnh phù hợp với thực tế công tác thanh kiểm tra. Đồng thời, quá trình tổ chức thực hiện sẽ là cơ sở để cơ quan thuế xem xét, bình chọn các cá nhân và đoàn thanh tra thực hiện tốt quy trình để tuyên dương và nhân rộng gương điển hình trong toàn ngành.<

>

Cùng danh mục

Đề xuất hỗ trợ hưởng thuế suất 10% trong 15 năm đối với ngành công nghiệp

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, sáng 3/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế.

Đề xuất xóa bỏ tiền phạt chậm nộp thuế

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, sáng 3/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế.