Tập trung chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế

21/11/2021

150.074 NNT được gia hạn tổng số 5.380 tỷ đồng tiền thuế<

>

<

>

Theo báo cáo của BTC, tính đến đầu tháng 7, ngành tài chính đã cơ bản triển khai thực hiện xong các giải pháp về tài chính - ngân sách, nhằm tháo gỡ khó khăn cho SXKD, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Trong đó đáng chú ý là, đã hướng dẫn việc gia hạn từ 3-6 tháng, giảm một số khoản thu NSNN đối với DN có đủ điều kiện gia hạn về thuế GTGT, TNDN, thuế bảo vệ môi trường, lệ phí trước bạ, tiền thuê đất. Cụ thể, về thuế GTGT đã có 105.037 NNT được gia hạn nộp thuế với tổng số tiền thuế GTGT là 4.428 tỷ đồng; thuế TNDN đã có 45.037 NNT được gia hạn tổng số thuế là 952 tỷ đồng. Như vậy, theo ước tính năm 2013 do thực hiện chính sách miễn, giãn, giảm thuế nên số hụt thu vào khoảng 17.613 tỷ đồng. Mặt khác, ngành đã hoàn thành sớm việc phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn trái phiếu chính phủ năm 2013, góp phần đẩy mạnh việc thực hiện giải ngân vốn đầu tư cho các dự án, chương trình, nhất là các chương trình có sức lan tỏa lớn, những dự án thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, ký túc xá cho học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, ngành cũng đã phân bổ kịp thời 10.000 tỷ đồng vốn cho chương trình tín dụng đầu tư kiên cố hóa kênh mương cho các địa phương.<

>

<

>

Trong lĩnh vực thu NSNN, 6 tháng đầu năm mới đạt 43,7% dự toán, mặc dù tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước nhưng đây là mức thu đạt thấp nhất so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây. Chi ngân sách đạt 45,9%; bội chi ngân sách bằng 57% mức Quốc hội cho phép.<

>

<

>

Sẽ thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm<

>

<

>

Lãnh đạo BTC cho biết, hiện tại Bộ đang chủ động phối hợp với các địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có số thu lớn để tìm các giải pháp đột phá, có tính khả thi, nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi thông hoạt động SXKD, thương mại dịch vụ, trên cơ sở đó tạo thêm nguồn thu cho ngân sách. Trong công tác quản lý thu, BTC sẽ chỉ đạo ngành thuế tập trung chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế; tập trung thanh, kiểm tra các hoạt động giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá của các DN FDI và các ngành nghề kinh doanh mới như thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng. Rà soát một số khoản phí, lệ phí để tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả, tránh tồn đọng kinh phí lớn tại đơn vị. Đặc biệt, ngành thuế cũng sẽ kiểm soát chặt chẽ công tác hoàn thuế GTGT; phối hợp với cơ quan tài chính và các lực lượng chức năng trên địa bàn trong quản lý thuế, chống thất thu và xử lý nợ đọng, phấn đấu đảm bảo tỷ lệ nợ đọng thuế đến cuối năm không quá 5% số thu.<

>

<

>

Để đạt mục tiêu đó, ngành thuế sẽ chỉ đạo quyết liệt công tác thanh, kiểm tra việc hoàn thuế GTGT; tăng cường các giải pháp chống nợ đọng thuế, trốn thuế, kê khai không trung thực về các khoản thu phải nộp ngân sách, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để nắm bắt thông tin các giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ để ngăn chặn hành vi chiếm đạt tiền hoàn thuế GTGT. Đi liền với đó, ngành tài chính sẽ đẩy nhanh việc thực hiện các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, nhất là đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, vốn trái phiếu chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; đồng thời, tăng cường kiểm soát chi ngân sách, đảm bảo tiết kiệm, kiểm soát thị trường, quản lý giá cả chặt chẽ và hiệu quả.<

>

<

>

Ông Nguyễn Đức Chi, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn BTC cho biết, song song với các giải pháp quản lý thu - chi, từ nay đến cuối năm BTC sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN, giải quyết hàng tồn kho, xử lý nợ xấu, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, thúc đẩy phát triển SXKD. Mặt khác, ngành sẽ đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, đổi mới DNNN, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển DN, các tổ chức kinh tế ngoài nhà nước. Đổi mới cơ chế tài chính đối với lĩnh vực sự nghiệp công theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị; điều chỉnh giá các loại dịch vụ y tế, giáo dục theo cơ chế thị trường.<

>

<

>

Đối với thị trường tài chính, ngành sẽ chủ động theo dõi, kiểm tra, giám sát các thị trường chứng khoán, bảo hiểm cũng như hoạt động của các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm để có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời, đảm bảo tuân thủ các quy định quản lý rủi ro và an toàn tài chính. Đồng thời sẽ quản lý, theo dõi và dự báo các luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài để có biện pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư dài hạn, kiểm soát luồng vốn ra - vào, phòng ngừa tác động bất lợi khi nhà đầu tư nước ngoài thoái vốn khỏi thị trường.<

>

<

>

Ngoài ra, sẽ tăng cường triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong công tác quản lý tài chính - ngân sách; ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ người dân, DN trong kê khai, nộp thuế; triển khai quy trình hiện đại hóa quản lý thu nộp thuế giữa cơ quan tài chính - thuế - hải quan và kho bạc nhà nước, đảm bảo công khai, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận thông tin trong lĩnh vực tài chính - thuế - hải quan.<

>

Cùng danh mục

Đề xuất hỗ trợ hưởng thuế suất 10% trong 15 năm đối với ngành công nghiệp

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, sáng 3/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế.

Đề xuất xóa bỏ tiền phạt chậm nộp thuế

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, sáng 3/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế.