'Sẽ giảm thuế nhưng dư địa không còn nhiều'

06/10/2020
<

>

<

>

Theo Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, thuế thu nhập doanh nghiệp và VAT sẽ được cân nhắc giảm một cách có chọn lọc, nếu không thu ngân sách nhà nước có thể hụt hơn 100.000 tỷ đồng.<

>

<

>

Tham gia phát biểu trong phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội chiều 7/5, sau nhiều đề xuất của các đại biểu, cũng như các chuyên gia trước đó về việc giảm 50% thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các doanh nghiệp, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ được chờ đợi mang lại thông điệp mới của Chính phủ xung quanh vấn đề này.

Theo lý giải trước đó của các đại biểu, việc giảm VAT có thể tác động trực tiếp vào giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, giúp họ giảm giá bán, qua đó kích thích tiêu dùng, giải phóng hàng tồn kho. Tuy nhiên, theo người đứng đầu ngành tài chính thì thực tế biện pháp này đã từng được thực hiện vào năm 2009 nhưng cho thấy hiệu quả không cao. “Thực tế khảo sát khi đó cho thấy nhiều doanh nghiệp không giảm giá bán, hoặc giảm không đáng kể. Trong khi đó, Nhà nước lại không có công cụ để buộc họ phải làm điều đó”, ông Huệ cho biết.

Tuy vậy, nguyên nhân quan trọng hơn khiến việc giảm mạnh VAT trở nên khó khả thi là việc đảm bảo cân đối ngân sách. Do là thuế gián thu nên theo phân tích của Bộ trưởng, nếu giảm 50%, tức là thuế suất từ 10% xuống còn 5% thì thu ngân sách năm nay sẽ giảm 115.180 tỷ đồng, tương đương15,6% tổng dự toán. Số hao hụt này khó có thể bù đắp do nguồn thu khó khăn, các khoản chi có thể phát sinh trong khi phải đảm bảo tỷ lệ bội chi ở mức an toàn.

Nhiều nguyên nhân khác cũng được người đứng đầu ngành tài chính đưa ra như VAT của Việt Nam hiện không hề cao so với mặt bằng chung của thế giới (10% so với mức 12 - 25% tại 87 trên tổng số 111 nước mà Bộ Tài chính tiến hành khảo sát), vi phạm cam kết WTO nếu chỉ giảm cho hàng hóa trong nước, không thích hợp trong điều kiện lạm phát thấp… Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, Chính phủ cũng đang giao cho Bộ Tài chính nghiên cứu và trình trong phiên họp tháng 6 phương án giảm thuế nêu trên. Hướng đề xuất tại thời điểm này là chỉ giảm ở một số phân khúc hàng hóa (năm 2009 giảm cho 19 loại mặt hàng).

<

>

 

Theo số liệu của Bộ Tài chính, thuế thu nhập doanh nghiệp trung bình của các nước trên thế giới hiện ở mức 27%, trong khi mức trung bình ở các nước phát triển là 29%). Khảo sát tại 83 nước có 48 nước áp thuế suất 26 - 45%, trong đó có 36 nước trên 30%. Có 12 nước đang áp mức 25% như Việt Nam.
Về thuế thu nhập doanh nghiệp, theo Bộ trưởng Huệ, trong chiến lược cải cách thuế được Thủ tướng phê duyệt, thuế suất sẽ được điều chỉnh giảm xuống mức 20% vào năm 2020, so với 25% hiện nay. Trong chương trình xây dựng pháp luật của năm 2013, Chính phủ và Quốc hội cũng dự kiến xem xét và thông qua Luật sửa đổi thuế thu nhập doanh nghiệp. Hướng sửa đổi có thể là giảm xuống thuế suất khoảng 22-23%.<

>

“Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được giảm 30% thuế loại này, thì thuế suất thực tế chỉ khoảng 17,5%. Tuy nhiên, nếu giảm ngay cho tất cả xuống 20% thì ngân sách 2012 sẽ mất 20.442 tỷ đồng. Nếu chỉ giảm 6 tháng thì cũng hụt hơn 10.000 tỷ”, Bộ trưởng cho biết.

Tuy vậy, người đứng đầu ngành tài chính cũng nhất trí với đề xuất cuối kỳ họp này, Quốc hội có thông điệp về việc giảm thuế xuống 22 - 23% trong năm tới để tạo niềm tin cho doanh nghiệp.

Theo Nhật Minh

VnExpress

<

> <

> <

>

 

Cùng danh mục

Đề xuất hỗ trợ hưởng thuế suất 10% trong 15 năm đối với ngành công nghiệp

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, sáng 3/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế.

Đề xuất xóa bỏ tiền phạt chậm nộp thuế

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, sáng 3/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế.