Doanh nghiệp kêu thuế, thuế “tố” ngân hàng

11/09/2020
<

id="

Content">

TT - Không vay được vốn, lãi suất cao ngất ngưởng, giá cả nguyên vật liệu và nhân công... đều tăng cao đã đẩy nhiều doanh nghiệp (DN) vào cảnh khốn khó, hàng hóa xuất khẩu không cạnh tranh được về giá, chưa kể nguy cơ mất thị phần tại thị trường nội địa.

Ông Nguyễn Trọng Hạnh, phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, chia sẻ với các DN tại hội nghị - Ảnh: M.ĐỨC

 

Tại hội nghị “Lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ DN đầu năm” do Hiệp hội DN TP.HCM tổ chức ngày 13-3, nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước cần có những hỗ trợ thực chất hơn, thay vì đưa ra những chính sách không đi vào đời sống thực tế, không có tác dụng giúp DN vượt qua khó khăn.

Ngành thuế “tố” NH làm khó DN

Phát biểu tại buổi gặp gỡ, ông Nguyễn Trọng Hạnh - phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM - cho biết trong hai tháng đầu năm 2012, số DN trên địa bàn TP.HCM ngưng hoạt động lên tới hơn 2.500 đơn vị. Số lượng DN khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN ở mức dương chiếm tỉ lệ rất thấp. “DN có một đồng vốn thì cần đến ba đồng vay, nhưng lãi suất quá cao khiến làm ăn không hiệu quả” - ông Hạnh nói. Theo ông Hạnh, các ngân hàng (NH) chỉ chú trọng cung cấp tín dụng cho nhau (tức cho vay liên NH) hơn là cung cấp tín dụng cho DN, thực chất là dồn vốn để các NH thôn tính lẫn nhau. Điều này dẫn đến nơi cần vốn thật sự thì chết đứng.

Ông Hạnh bày tỏ bức xúc rằng những công bố của các NH về giảm lãi suất, gỡ khó về vốn cho DN... vừa qua “thật ra chỉ để cho báo đăng, cuối cùng nói dóc lừa nhau”... “Nếu cần thiết, các anh chị đến cơ quan thuế, chúng tôi sẽ đưa dữ liệu để xem đồng vốn của các NH sử dụng để làm gì?” - ông Hạnh nói. Theo ông Hạnh, NH thường dùng chiêu ký hợp đồng tín dụng cho DN vay lãi suất 14%/năm, nhưng sau đó buộc DN ký một hợp đồng khác cho NH vay ngược lại một khoản nào đó với lãi suất chỉ 5-7%. Vay với lãi suất cao, cho vay lại với lãi suất thấp, thực chất DN phải trả lãi suất rất cao.

Lãnh đạo NH Nhà nước chi nhánh TP.HCM nhìn nhận lãi suất hiện còn quá cao. Thanh tra, kiểm tra ở lĩnh vực này cũng rất nhiều, nhưng các NH thương mại rất tinh vi. Liên quan việc cho vay liên NH, vị này thừa nhận dư nợ cho vay trên thị trường liên NH tăng đột biến trong năm 2011, đặc biệt những tháng cuối năm, vì mục đích hỗ trợ thanh khoản.

DN than thuế, phí cao

Trước đó, ngay khi được mời lên phát biểu, lãnh đạo Công ty CP Tập đoàn Đại Phát đặt vấn đề lãnh đạo TP.HCM sẽ làm gì để giúp DN có thể tiếp cận được vốn vay, với lãi suất 15-16%/năm trong thời gian sớm nhất. Đại diện công ty này cho biết hầu hết DN hiện phải vay vốn với lãi suất trên

20%/năm. Bản thân DN này vừa vay 30 tỉ đồng thực hiện dự án mới, trong đó tiền lãi công ty phải trả trong một năm lên tới trên 6 tỉ đồng. “DN muốn đầu tư vào các dự án mới, sản phẩm mới sẽ rất khó khăn, thậm chí không dám làm. Nếu tình trạng này kéo dài, việc đổi mới sản phẩm, công nghệ sẽ bị triệt tiêu” - đại diện công ty này nói.

Ông Đặng Quốc Hùng, phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, cho rằng DN trong nước có nguy cơ thua ngay tại sân nhà, mất thị trường nội địa do không cạnh tranh nổi với DN nước ngoài vốn có nhiều lợi thế lại được vay với lãi suất thấp hơn. Theo ông Hùng, các chi phí như vận chuyển, cầu đường, bến bãi, nguyên vật liệu... tăng đã đẩy giá thành hàng hóa tăng, hàng VN đang dần mất thế cạnh tranh so với hàng hóa các nước tại những thị trường xuất khẩu.

Cũng tại buổi gặp gỡ, nhiều DN bày tỏ bức xúc đối với những loại thuế, phí bất hợp lý khi hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn đang gặp nhiều khó khăn. “Tôi không hiểu các nhà làm luật căn cứ vào đâu mà áp thuế môi trường ở mức 40.000 đồng/kg nhựa” - ông Vũ Công Hòa, Hiệp hội Cơ khí TP.HCM, nói.

Theo kiến nghị của các DN, thay vì giãn thuế, Nhà nước nên miễn thuế cho DN trong một thời hạn nhất định, chẳng hạn một năm, đồng thời thực hiện các chính sách giảm thu các loại phí, hạ lãi suất thật nhanh để DN có thu nhập và đóng thuế bình thường.

Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà cho rằng phải xác lập cơ chế chung để tháo gỡ những khó khăn cho DN một cách nhanh nhất. Ông hứa sẵn sàng tiếp, giải quyết vướng mắc của DN hằng tuần. Đề nghị DN đăng ký và sẽ trực tiếp cùng các sở, ngành lắng nghe để có thể giải quyết nhanh nhất. Ông Hà cho biết tới đây TP sẽ tập trung lực để hỗ trợ tái cấu trúc DN.

 

Chỉ 20% doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể “sống”

Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, khoảng 60% doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay sản xuất sút kém, không đủ vốn duy trì hoạt động, chỉ 20% doanh nghiệp có cơ hội vượt qua khủng hoảng. Bên cạnh vấn đề vốn, một khó khăn khác là hàng hóa không tiêu thụ được.

Trong hai tháng đầu năm nay, chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng 17,4% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, các ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là chế biến và bảo quản rau quả tăng 80,6%; sản xuất ximăng, vôi, vữa tăng 61,8%, sản xuất sắt thép tăng 53,4%...

 

Q.THANH - B.HOÀN - D.TUẤN

<

>

 

 

Cùng danh mục

Đề xuất hỗ trợ hưởng thuế suất 10% trong 15 năm đối với ngành công nghiệp

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, sáng 3/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế.

Đề xuất xóa bỏ tiền phạt chậm nộp thuế

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, sáng 3/11, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế.