Theo quy định tại Điều 4 Luật thuế TNDN, Điều 4 Nghị định số 100/2008/NĐ-CP về thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân gồm có 14 khoản sau:
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại, anh, chị em ruột với nhau.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau.
5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất quy định tại khoản này phải thoả mãn các điều kiện:
a) Có quyền sử dụng đất, sử dụng mặt nước hợp pháp để sản xuất và trực tiếp tham gia lao động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thuỷ sản. Đối với đánh bắt thuỷ sản thì phải có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tàu, thuyền, phương tiện đánh bắt và trực tiếp tham gia đánh bắt thuỷ sản;
b) Thực tế cư trú tại địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thuỷ sản theo quy định của pháp luật về cư trú.
6. Thu nhập, từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
8. Thu nhập từ kiều hối.
9. Phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
10. Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Cá nhân sinh sống tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu do nước ngoài trả.
11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm:
a) Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước;
b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.
12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, các khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.
13. Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích thu lợi nhuận.
14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Theo quy định tại Mục III, Phần A, thông tư số 84/2008/TT-BTC có 14 khoản thu nhập được miễn thuế và hồ sơ căn cứ xác định thu nhập miễn thuế như sau:
12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, các khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật được miễn thuế thu nhập cá nhân.
12.1. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ là khoản tiền mà cá nhân nhận được do cơ quan bảo hiểm nhân thọ, phi nhân
thọ trả cho người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đã ký kết.
Căn cứ để xác định thu nhập là tiền bồi thường bảo hiểm nhân thọ, 1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng, giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; giữa mẹ chồng, cha chồng với con dâu; giữa bố vợ, mẹ vợ với con rể; giữa ông nội, bà nội với cháu nội; giữa ông bà ngoại với cháu ngoại; giữa anh chị em ruột với nhau.
Hồ sơ miễn thuế đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
1.1. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa vợ với chồng cần một trong các giấy tờ sau: Bản sao sổ hộ khẩu hoặc bản sao giấy chứng nhận kết hôn hoặc quyết định của toà án xử ly hôn, tái hôn (đối với trường hợp chia nhà do ly hôn, hợp nhất quyền sở hữu do tái hôn).
1.2. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ cần có một trong hai giấy tờ sau: bản sao sổ hộ khẩu (nếu cùng sổ hộ khẩu) hoặc bản sao giấy khai sinh.
Trường hợp con ngoài giá thú thì phải có bản sao quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan có thẩm quyền.
1.3. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi cần có một trong hai giấy tờ sau: bản sao sổ hộ khẩu (nếu cùng sổ hộ khẩu) hoặc bản sao quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cơ quan có thẩm quyền.
1.4. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa ông nội, bà nội với cháu nội cần có giấy tờ sau: Bản sao Giấy khai sinh của cháu nội và bản sao Giấy khai sinh của bố cháu nội; hoặc bản sao sổ hộ khẩu có thể hiện mối quan hệ giữa ông nội, bà nội với cháu nội.
1.5. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại cần có giấy tờ sau: Bản sao Giấy khai sinh của cháu ngoại và bản sao Giấy khai sinh của mẹ cháu ngoại; hoặc bản sao sổ hộ khẩu có thể hiện mối quan hệ giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại.
1.6. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa anh, chị, em ruột với nhau cần có giấy tờ sau: bản sao sổ hộ khẩu hoặc bản sao Giấy khai sinh của người chuyển nhượng và của người nhận chuyển nhượng thể hiện mối quan hệ có chung cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha hoặc các giấy tờ khác chứng minh có quan hệ huyết thống.
1.7. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể cần có giấy tờ sau: Bản sao sổ hộ khẩu ghi rõ mối quan hệ giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu; giữa cha vợ, mẹ vợ với con rể; hoặc bản sao Giấy chứng nhận kết hôn và Giấy khai sinh của chồng hoặc vợ làm căn cứ xác định mối quan hệ giữa người chuyển nhượng là cha chồng, mẹ chồng với con dâu hoặc cha vợ, mẹ vợ với con rể.
Trường hợp chuyển nhượng bất động sản thuộc đối tượng được miễn thuế nêu trên nhưng người chuyển nhượng không có Giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu thì phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mối quan hệ giữa người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng làm căn cứ để xác định thu nhập được miễn thuế.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
2.1. Cá nhân có nhà ở, quyền sử dụng đất ở duy nhất theo quy định này là cá nhân chuyển nhượng chỉ có quyền sở hữu một căn nhà duy nhất hoặc chỉ có quyền sử dụng một thửa đất duy nhất ở Việt Nam, kể cả trường hợp trên thửa đất đó đã hoặc chưa được xây dựng nhà.
2.2. Trường hợp chuyển nhượng nhà ở có chung quyền sở hữu, đất ở có chung quyền sử dụng thì chỉ cá nhân chưa có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nơi khác mới được miễn thuế. Cá nhân có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở còn có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở khác không được miễn thuế.
2.3. Trường hợp vợ chồng cùng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và cũng là duy nhất của chung vợ chồng nhưng vợ hoặc chồng còn có nhà ở, đất ở riêng khác thì khi chuyển nhượng nhà ở, đất ở của chung vợ chồng chỉ vợ hoặc chồng chưa có nhà ở, đất ở riêng khác mới được miễn thuế; chồng hoặc vợ có nhà ở, đất ở riêng khác không đựợc miễn.
2.4. Trường hợp cá nhân có quyền hoặc chung quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở duy nhất nhưng chuyển nhượng một phần thì không được miễn thuế cho phần chuyển nhượng đó.
2.5. Căn cứ xác định thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, đất ở duy nhất được miễn thuế do người chuyển nhượng bất động sản tự khai và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong bản khai. Nếu phát hiện không đúng sẽ bị xử lý truy thu thuế và phạt về hành vi gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:
3.1. Cá nhân được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi giao đất, khi chuyển nhượng diện tích đất được miễn, giảm tiền sử dụng đất thì giá vốn của đất chuyển nhượng được xác định theo giá do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm giao đất.
3.2. Hồ sơ miễn thuế: bản sao quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền ghi rõ mức miễn, giảm tiền sử dụng đất.
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu; giữa cha vợ, mẹ vợ với con rể; giữa ông nội, bà nội với cháu nội, giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; giữa anh chị em ruột với nhau.
Hồ sơ miễn thuế đối với các trường hợp này được áp dụng tương tự như hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp chuyển nhượng bất động sản nêu tại khoản 1 mục III phần A Thông tư này.
5. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
5.1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp chuyển đổi đất nông nghiệp để hợp lý hoá sản xuất nông nghiệp thì thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp được miễn thuế.
5.2. Hồ sơ miễn thuế: Văn bản thoả thuận việc chuyển đổi đất giữa các bên được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Bản sao các giấy tờ đối với các trường hợp chuyển nhượng bất động sản tại các khoản 1, 2 , 3, 4, 5 mục III nêu trên phải có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp không có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã thì người chuyển nhượng phải xuất trình bản chính để cơ quan thuế kiểm tra đối chiếu.
Người chuyển nhượng bất động sản thực hiện thủ tục miễn thuế đối với các trường hợp chuyển nhượng bất động sản tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 mục III nêu trên theo qui định tại điểm 2.5 khoản 2 mục II phần D Thông tư này.
6. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường có thu nhập được miễn thuế phải thoả mãn các điều kiện sau:
6.1. Có quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, quyền sử dụng mặt nước, quyền thuê mặt nước hợp pháp để sản xuất và trực tiếp tham gia lao động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thuỷ sản.
Trường hợp đi thuê lại đất, mặt nước của tổ chức, cá nhân khác thì phải có văn bản thuê đất, mặt nước theo quy định của pháp luật.
Đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê tàu, thuyền sử dụng vào mục đích đánh bắt và trực tiếp tham gia hoạt động đánh bắt thuỷ sản.
6.2. Thực tế cư trú tại địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.
Địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thuỷ sản theo quy định này là quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là đơn vị hành chính cấp huyện) hoặc huyện giáp ranh nơi diễn ra hoạt động sản xuất.
Riêng đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản thì không phụ thuộc nơi cư trú.
6.3. Các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc mới chỉ sơ chế thông thường được hiểu như sau:
6.3.1. Đối với sản phẩm trồng trọt là các sản phẩm mới được phơi, sấy khô, làm sạch, bảo quản tươi bằng hoá chất, bóc vỏ, phân loại và đóng gói.
6.3.2. Đối với sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản là các sản phẩm mới được phơi, sấy khô, làm sạch, ướp đông, ướp muối, phân loại và đóng gói.
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
7.1. Lãi tiền gửi được miễn thuế theo quy định tại điểm này là khoản tiền lãi mà cá nhân nhận được từ việc gửi tiền tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Các trường hợp nhận lãi tiền gửi không phải từ các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng đều không thuộc diện được miễn thuế.
7.2. Lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là khoản lãi mà cá nhân nhận được theo hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm.
7.3. Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với các khoản lãi nêu trên như sau:
7.3.1. Đối với thu nhập từ lãi tiền gửi là sổ tiết kiệm (hoặc thẻ tiết kiệm) của cá nhân.
7.3.2. Đối với thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là chứng từ trả tiền lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
8. Thu nhập từ kiều hối
8.1. Thu nhập được miễn thuế từ kiều hối là khoản tiền cá nhân nhận được từ nước ngoài do thân nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt Nam đi lao động, công tác, học tập tại nước ngoài gửi tiền về cho thân nhân ở trong nước.
8.2. Căn cứ xác định thu nhập từ kiều hối được miễn thuế là: các giấy tờ chứng minh nguồn tiền nhận từ nước ngoài và chứng từ chi tiền của tổ chức trả hộ (nếu có).
9. Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động:
9.1. Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ: Một cá nhân có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 20.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 30.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
30.000 đồng/giờ – 20.000 đồng/giờ = 10.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 40.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
40.000 đồng/giờ – 20.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
9.2. Đơn vị sử dụng lao động phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được gửi cho cơ quan thuế cùng với hồ sơ khai quyết toán thuế.
10. Thu nhập từ tiền lương hưu do bảo hiểm xã hội trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội được nghỉ hưu theo chế độ quy định thì thu nhập từ tiền lương hưu do bảo hiểm xã hội Việt Nam trả được miễn thuế.
Cá nhân sinh sống tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu do các tổ chức nước ngoài thành lập theo pháp luật bảo hiểm xã hội của nước đó.
11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm:
11.1. Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước bao gồm: học bổng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường công lập hoặc các loại học bổng khác có nguồn từ ngân sách nhà nước.
11.2. Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.
11.3. Cơ quan trả học bổng cho cá nhân phải lưu giữ các quyết định cấp học bổng và các chứng từ trả học bổng .
Trường hợp cá nhân nhận học bổng trực tiếp từ các tổ chức nước ngoài thì cá nhân nhận thu nhập phải lưu giữ tài liệu, chứng từ chứng minh thu nhập nhận được là học bổng do các tổ chức ngoài nước cấp.phi nhân thọ là: văn bản hoặc quyết định bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc toà án và chứng từ trả tiền bồi thường.
12.2. Thu nhập từ tiền bồi thường tai nạn lao động là khoản tiền người lao động nhận được từ cơ quan sử dụng lao động hoặc quỹ bảo hiểm xã hội do bị tai nạn trong quá trình tham gia lao động.
Căn cứ để xác định thu nhập từ tiền bồi thường tai nạn lao động là: văn bản hoặc quyết định bồi thường của cơ quan sử dụng lao động hoặc toà án và chứng từ chi bồi thường tai nạn lao động.
12.3. Thu nhập từ bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.
12.3.1. Thu nhập từ bồi thường nhà nước là khoản tiền cá nhân được bồi thường do các quyết định xử phạt vi phạm hành chính không đúng của người có thẩm quyền, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây thiệt hại đến quyền lợi của cá nhân; thu nhập từ bồi thường cho người bị oan do cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định.
12.3.2. Căn cứ để xác định thu nhập từ bồi thường nhà nước là: Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc cơ quan hoặc cá nhân có quyết định sai phải bồi thường và chứng từ chi bồi thường.
13. Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học không nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Quỹ từ thiện nêu tại khoản này là các quỹ từ thiện được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Căn cứ để xác định thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được miễn thuế là: văn bản hoặc quyết định trao khoản thu nhập của quỹ từ thiện và chứng từ chi tiền, hiện vật từ quỹ từ thiện.
14. Thu nhập nhận được từ các nguồn viện trợ của nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Căn cứ để xác định thu nhập nhận được từ các nguồn viện trợ của nước ngoài được miễn thuế là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt việc nhận viện trợ.