Xác định hoạt động dệt may, da giày để áp dụng việc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 của Bộ tài chính?
1. Cơ sở pháp lý
- Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 của Bộ tài chính
- Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính
- Công văn số 17777/BTC-TCT ngày 18 tháng 12 năm 2009 trả lời về việc gia hạn nộp thuế TNDN đối với hoạt động may, da, giày.
2. Luật sư tư vấn
Tại Điểm 2, Mục I Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 của Bộ tài chính quy định: “ Doanh nghiệp nhỏ và vừa hướng dẫn tại khoản 1 Mục này và doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nong, lâm, thủy sản, dệt may, da giầy, linh kiện điện tử được gia hạn nộp thuế theo hướng dẫn tại Mục III của Thông tư này”
Căn cứ về quy định trên và Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ thì việc gia hạn nộp thuế đối với hoạt động dệt may, da giày áp dụng cho các mã ngành cụ thể:
- Mã ngành: C – 13 Dệt
- Mã ngành C – 14 Sản xuất trang phục
- Mã ngành C – 15 Sản xuất da và các sản phẩm có lien quan
+ C – 15 – 151: Thuộc, sơ chế da, sản xuất vali, túi sách, yên đệm; sơ chế và nhuộm da long thú.
Riêng đối với mã C – 15 – 152 Sản xuất giày dép:
+ Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất đồng thời cả giày và dép thì số thuế TNDN phát sinh từ hoạt động sản xuát dép cũng được gia hạn nộp thuế TNDN theo Thông tư số 03/2009/TT- BTC nêu trên.
+ Đối với trường hợp sản xuất dép bằng da, một phần bằng da, bằng vải bạt được xác định là sản phẩm may thì cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế TNDN theo thông tư số 03/2009/TT- BTC nêu trên.