Biểu Thuế lũy tiến từng phần khác gì với thuế toàn phần và cánh tính toán như thế nào?<
>
<
Thuế suất toàn phần tính toán đơn giản hơn: lấy tổng thu nhập tính thuế nhân ( x) với một thuế suất thống nhất; như thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn : ví dụ : thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn là 30 triệu đồng nộp thuế theo thuế suất 20% ; tiền thuế phải nộp là 6 triệu đồng. Nhưng cũng với thu nhập tính thuế từ tiền cho thuê nhà là 30 triệu đồng , bậc thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập từ trên 18 triệu đến 32 triệu là 20 %, nhưng thuế suất của các bậc trước thấp hơn nên kết quả khác nhau ; cụ thể cách tính như sau:
-Thu nhập tính thuế bậc 1 : đến 5 triệu đồng thuế suất 5%, thuế phải nộp là : 5 triệu x 5 % = 0, 250 triệu đ
-Thu nhập tính thuế bậc 2 : trên 5 triệu đến 10 triệu đồng thuế suất 10%, như vậy trong bâc thuế này phải trừ đi 5 tr đã nộp ở bậc 1; nên thuế phải nộp là : (10 tr - 5 tr ) x 10 % = 0, 500 triệu đ
-Thu nhập tính thuế bậc 3 : trên 10 triệu đến 18 triệu đồng thuế suất 15%, như vậy trong bâc thuế này phải trừ đi 10 tr đã nộp ở bậc 1 và bậc 2, nên thuế phải nộp là : (18 tr - 10 tr ) x 15 % = 1,2 triệu đ
-Thu nhập tính thuế bậc 4 : trên 18 triệu đến 32 triệu đồng thuế suất 20%, như vậy trong bâc thuế này phải trừ đi 18 tr đã nộp ở bậc 1 bậc 2 và bậc 3 , nên thuế phải nộp của phần thu nhập trên 18 tr đến 30 tr là :
(30 tr - 18 tr ) x 20 % = 2,4 triệu đ
Tổng cộng thuế thu nhập phải nộp của thu nhập tính thuế mức 30 tr đ của cả 4 bậc thuế lũy tiến từng phần là : 0,250 tr + 0,5 tr + 1,2 tr + 2,4 tr = 4.350 tr
Như vậy, có sự khác biệt cơ bản của thuế suất toàn phần và lũy tiến từng phần : thuế suất toàn phần lấy thu nhập tính thuế nhân ( x) thuế suất còn biểu lũy tiến từng phần thì tổng số thuế được tính theo từng bậc thu nhập và thuế suất tương ứng theo biểu luỹ tiến từng phần, trong đó số thuế tính theo từng bậc thu nhập được xác định bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.