Kinh nghiệm quốc tế về chống trốn thuế và điều lệ mẫu người nộp thuế

14/02/2022

Trong chương trình hội thảo thuế, thuộc khuôn khổ Đại hội Hiệp hội tư vấn thuế châu Á - châu Đại Dương (AOTCA) lần thứ 21 tổ chức tại Hà Nội trong ngày 17/10/2013, các diễn giả tập trung trao đổi một số chủ đề nóng và chia sẻ kinh nghiệm quốc tế.

Trong số các chủ đề được thảo luận, có hai vấn đề quan trọng liên quan đến các quy định về chống trốn thuế và điều lệ mẫu về người nộp thuế, là các nội dung đang được các nước phát triển quan tâm và áp dụng vào hệ thống pháp luật và chính sách thuế của nước mình.

Quy định chung về chống trốn thuế (GAAR) được một số nước phát triển như Mỹ, Canada, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nam Phi, Hong Kong, Singapore đưa vào áp dụng trong vài năm gần đây, thông qua sự quan tâm của chính phủ tới việc trốn thuế, tránh nộp thuế của người nộp thuế với nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là qua các nghiệp vụ kinh doanh, chuyển nhượng đa quốc gia, các nghiệp vụ chuyển giá. 

Tuy nhiên, quy định về chống trốn thuế cũng có những hướng dẫn và phân biệt rõ ràng việc quy tội trốn thuế trong trường hợp người nộp thuế cố tình che dấu thông tin hoặc cố tình gian dối để trốn thuế và trường hợp người nộp thuế vận dụng hợp lý và hợp pháp các quy định (bao gồm cả kẽ hở của luật pháp hiện hành) để lập kế hoạch thuế, cơ cấu hệ thống nghiệp vụ kinh tế, theo đó giảm thiểu số thuế phải nộp.<

>

<

>

Thực tế cho thấy, cơ quan quản lý thuế khó thấy tính khả thi để xác định những tác động không lường trước được từ các giao dịch được lập kế hoạch và thực hiện cho mục đích giảm thiểu thuế phải nộp, nếu không tìm ra những biểu hiện có thể phát sinh trốn thuế. Tuy nhiên, khi lợi ích về thuế được coi là tiêu chuẩn duy nhất để xác định việc trốn thuế, quy định GAAR có thể làm suy yếu các yếu tố chung trong việc xác định một kế hoạch trốn thuế. 

Tức là về nguyên tắc, mặc dù người nộp thuế được tự do lựa chọn phương pháp hiệu quả nhất để tiết kiệm thuế, việc biện minh mang tính thương mại cho sự lựa chọn thực hiện và cân nhắc lợi ích về thuế sẽ không phải là lý do duy nhất. Theo đó, cơ quan thuế có thể dùng các biện pháp nghiệp vụ để tìm ra và chứng minh trốn thuế (nếu có) để sau đó áp dụng các biện pháp xử lý cần thiết.<

>

<

>

Quy định về chống trốn thuế đặt ra nhiều thách thức trong quản lý thuế thường xuyên và cơ chế quản lý rủi ro của cơ quan thuế. Bên cạnh đó, những quy định này cũng gây trở ngại nhất định cho các đại lý thuế, là người đại diện doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về tính toán số liệu và lập tờ kê khai thuế cho người nộp thuế. Theo đó, đại lý thuế phải nâng cao trách nhiệm nghiệp vụ, tự phòng chống rủi ro trong việc bị quy kết là đồng phạm khi người nộp thuế bị phát hiện có hành vi trốn thuế bằng cách cố tình che giấu thông tin, làm sai lệch thông tin về nghiệp vụ để thu được lợi ích từ việc trốn nộp thuế.<

>

<

>

Bên cạnh nội dung liên quan đến quy định về chống trốn thuế, chủ  đề về điều lệ người nộp thuế cũng hết sức nóng và được quan tâm. Dự án xây dựng điều lệ người nộp thuế được bắt nguồn thông qua kết quả khảo sát từ hàng triệu cá nhân, tổ chức trên hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới về quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, quyền lợi của người nộp thuế nói chung ngày càng bị hạn chế, chưa được nhiều nước luật hóa, cơ quan thuế thường có xu hướng áp đặt người nộp thuế theo quy định hơn là vận dụng xử lý hợp lý theo bản chất kinh tế của nghiệp vụ phát sinh... 

Các tổ chức nghề nghiệp có uy tín trên thế giới như CFE (châu Âu), AOTCA (châu Á - châu Đại Dương), STEP và hơn 500.000 chuyên gia tư vấn thuế trên hơn 50 quốc gia ở khắp các châu lục đã chung tay đóng góp xây dựng điều lệ về người nộp thuế. Hiện nay, dự thảo điều lệ, kèm theo báo cáo sơ bộ gồm các ý kiến đóng góp của các chuyên gia đang được xem xét và sẽ được chỉnh sửa, bổ sung trong đầu năm 2014.<

>

<

>

Về cơ bản, điều lệ người nộp thuế đưa ra các khái niệm, phạm vi về quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế trong quá trình tuân thủ pháp luật về thuế. Đi đôi với nghĩa vụ tuân thủ, điều lệ cũng giới thiệu các hình thức phạt tiền thuế do lỗi không tuân thủ của người nộp thuế, bao gồm cả lãi chậm nộp thuế. Tuy nhiên, điều lệ cũng bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế trong trường hợp thay đổi chính sách áp dụng hồi tố, sai sót phát sinh từ phía cán bộ thuế, sai lệch thông tin trong quá trình quản lý thuế của cơ quan chức năng; cho phép người nộp thuế khiếu nại, khiếu kiện nhiều cấp nếu vấn đề hợp tình hợp lý. Điều này đã tạo ra thế cân bằng giữa cơ quan thuế và người nộp thuế, tạo điều kiện và quyền lợi tốt hơn cho người nộp thuế.<

>

<

>

Ở Việt Nam, Luật Quản lý thuế được Quốc hội thông qua từ năm 2006, mới đây đã sửa đổi nhiều điều khoản trong luật này. So với các nước trong khu vực, quy trình và quy định về quản lý thuế của Việt Nam cũng đã có những tiến bộ nhất định. Trong lần sửa đổi mới đây, luật đã được bổ sung thêm các quy định về cơ chế quản lý rủi ro, giúp cơ quan thuế nâng cao hiệu quả quản lý thuế, đồng thời có thể khoanh vùng kiểm tra phát hiện các biểu hiện trốn thuế, chưa tuân thủ thuế. Quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế cũng được nêu rõ trong luật và các văn bản hướng dẫn, giúp người nộp thuế hiểu rõ hơn nghĩa vụ phải tuân thủ, theo đó sẽ có quyền tương ứng khi có những xử lý chưa rõ ràng từ phía cơ quan thuế. Việc tăng mức phạt thuế trong Luật Quản lý thuế (sửa đổi)  đã thể hiện quyết tâm, đồng thời tạo cơ chế răn đe đối với người nộp thuế nói chung, cũng như các đối tượng có thể thực hiện các hành vi được coi là trốn thuế.<

>

<

>

Trong tương lai không xa, trong tiến trình tiếp tục cải cách hệ thống thuế Việt Nam, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và các cơ quan hữu quan sẽ có nhiều nghiên cứu cụ thể hơn để vận dụng hợp lý các quy định về chống trốn thuế và điều lệ người nộp thuế được trình bày tại Hội nghị AOTCA lần này. Thông qua đó sẽ tạo dựng niềm tin tốt hơn nữa cho các nhà đầu tư và đối tác nước ngoài vào tính minh bạch và hiệu quả quản lý của nền tài chính Việt Nam.<

>

<

>

Bùi Ngọc Tuấn<

>

Phó TGĐ Deloitte Vietnam<

>

(Theo nguồn Tạp chí thuế)<

>

Cùng danh mục

Thời gian nộp thuế sẽ giảm thêm 88,86 giờ từ 15/11

Thông tin trên được ông Bùi Văn Nam - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo giới thiệu về Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11) hướng dẫn Nghị định 91/2014/NĐ-CP chiều 28/10.

Thông tư 151/2014/TT-BTC Quy định mới về thuế GTGT có hiệu lực từ 15/11/2014

Chiều 21/10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã chính thức ký ban hành Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11/2014), hướng dẫn Nghị định 91 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. Theo đó, nhiều quy định mới về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã được sửa đổi.