Tịch thu hay giảm thuế đối với xe ngoại giao không chuyện nhượng?

10/01/2022

Đã 3 tháng sau thời hạn cuối cùng (10-6) theo quy định của Bộ Công an, ô tô mang biển số ngoại giao, biển số nước ngoài sử dụng không đúng quy định phải làm thủ tục thu hồi giấy đăng ký, biển số, chuyển nhượng và nộp thuế, nhưng nhiều ô tô biển ngoại giao vẫn chưa làm thủ tục đăng ký chuyển nhượng với lý do thuế quá cao.

Để tháo gỡ nút thắt này, phương án tịch thu theo quy định hoặc giảm thuế đang được các Bộ, ngành xem xét trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo Bộ Tài chính, tính đến ngày 15-8, hơn hai tháng sau thời hạn cuối cùng đăng ký chuyển nhượng, mới chỉ có 129 xe biển số ngoại giao, nước ngoài đến cơ quan Hải quan tiến hành khai báo làm thủ tục chuyển nhượng, trong khi số lượng xe thuộc loại này lên tới 1.200 chiếc.

Qua công tác triển khai thực hiện, Bộ Tài chính đánh giá nguyên nhân chính mà người sử dụng quản lý xe chưa đến cơ quan Công an để làm thủ tục thu hồi giấy đăng ký, biển số xe và đến cơ quan Hải quan làm thủ tục chuyển nhượng hoặc đã làm thủ tục kê khai những không thực hiện nộp thuế là do số thuế phải nộp quá cao so với giá trị thực tế của xe tại thời điểm tính thuế.

Theo như cách tính thuế chuyển nhượng hiện nay, như trường hợp ông K.V.K, mua xe của nhà ngoại giao đã kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam năm 2004. Chiếc xe ông mua mang nhãn hiệu Mercedes, trên thị trường hiện nay giá của chiếc xe khoảng 450 triệu đồng. Căn cứ theo quy định hiện hành, cách tính thuế khi làm thủ tục chuyển nhượng xe là trị giá tính thuế, thuế suất tại thời điểm có sự thay đổi mục đích sử dụng thì số thuế ông K.V.K phải nộp tại thời điểm chuyển nhượng (năm 2004) là hơn 1,4 tỷ đồng.

Tương tự như trường hợp của ông K.V.K, Công ty N.H đã mua xe của một cán bộ ngoại giao hết nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam năm 2011, chiếc xe mang nhãn hiệu Lexus sản xuất năm 2007 và được chuyển nhượng năm 2011. Căn cứ theo quy định hiện hành thì thời điểm thay đổi mục đích sử dụng là năm 2011. Theo đó, căn cứ chính sách thuế thực hiện tại thời điểm 2011 thì số thuế Công ty H.H phải nộp tại thời điểm chuyển nhượng là trên 1,6 tỷ đồng. Trong khi, trên thị trường giá trị của chiếc xe hiện khoảng 2,7 tỷ đồng.

Số thuế phải nộp khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng là quá lớn so với giá trị thực của xe tại thời điểm hiện tại, là nguyên nhân khiến cho việc làm thủ tục chuyển nhượng không được ráo riết thực hiện. Mặc dù, người sử dụng, quản lý xe đã biết trước, nếu sau ngày 10-6, không làm thủ tục thu hồi đăng ký xe, biển số xe, Bộ Công an sẽ xử lý nghiêm.

Để giải quyết dứt điểm số lượng xe mang biển ngoại giao, biển nước ngoài sử dụng không đúng mục đích, Bộ Tài chính đang tính đến một số phương án xử lý và sẽ trình lên Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, phương án mạnh tay mà Bộ Tài chính đưa ra là sau ngày 10-6-2013 xe ngoại giao chưa thực hiện thủ tục thu hồi giấy đăng ký, biển số xe; hoặc xe đã thu hồi giấy đăng ký, biển số trong thời hạn 60 ngày (từ 10-4 đến 10-6) nhưng đến ngày 30-9-2013 chưa đến cơ quan Hải quan làm thủ tục chuyển nhượng xe thì Bộ Công an thực hiện xử lý tịch thu.

Tuy nhiên, một phương án nữa cũng được Bộ Tài chính tính đến là giảm thuế để khuyến khích người quản lý, sử dụng xe đến nộp thuế tại cơ quan Hải quan; đồng thời, hạn chế việc lợi dụng trốn thuế của người quản lý, sử dụng xe. Phương án này được cho là sẽ tháo gỡ khó khăn trong việc nộp thuế của các cá nhân, tổ chức đang sở hữu xe.

Số thuế phải nộp được tính bằng số thuế tính tại thời điểm thay đổi mục đích sử dụng cộng với số thuế tính tại thời điểm thực hiện chuyển nhượng (thời điểm hiện tại), sau đó chia đôi. Nếu tính theo cách này, số thuế ông K.V.K khi làm thủ tục chuyển nhượng chỉ còn hơn 700 triệu đồng, thay vì hơn 1,4 tỉ đồng như cách tính trước đây. Nếu như phương án này được thực hiện thì các trường hợp xe ô tô, xe gắn máy mà người quản lý sử dụng đã thực hiện nộp thuế sẽ được tính lại thuế và hoàn lại số tiền thuế chênh lệch (nếu có) để đảm bảo tính công bằng trong việc thực hiện chính sách của nhà nước.

Những phương án Bộ Tài chính đưa ra để báo cáo Thủ tướng Chính phủ được một số Bộ Công Thương, Ngoại giao… nhất trí. Các ý kiến đều cho rằng, khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án xử lý, cần phải quy định rõ thời hạn đối với việc thực hiện thủ tục chuyển nhượng, nếu sau thời hạn đó mà người quản lý, sử dụng xe vẫn chưa làm thủ tục chuyển nhượng và nộp thuế thì sẽ xử lý tịch thu.

Theo Bộ Công Thương, cần xử lý mạnh tay đối với những xe mang biển ngoại giao, biển nước ngoài không  thực hiện chuyển nhượng, nộp thuế đúng quy định; nhằm đảm bảo tính nghiêm minh và tăng cường ý thức của người dân trong việc nghiêm chỉnh chấp hành quy định, pháp luật của Nhà nước.

Cùng danh mục

Thời gian nộp thuế sẽ giảm thêm 88,86 giờ từ 15/11

Thông tin trên được ông Bùi Văn Nam - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo giới thiệu về Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11) hướng dẫn Nghị định 91/2014/NĐ-CP chiều 28/10.

Thông tư 151/2014/TT-BTC Quy định mới về thuế GTGT có hiệu lực từ 15/11/2014

Chiều 21/10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã chính thức ký ban hành Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11/2014), hướng dẫn Nghị định 91 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. Theo đó, nhiều quy định mới về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã được sửa đổi.