Ưu đãi thuế đối với dòng xe chủ lực

02/01/2022

Phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Dương Đình Giám, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) xung quanh quy hoạch phát triển ngành ô tô thời gian tới.

<

>

<

> <

>

Trong bản Dự thảo quy hoạch mới, giai đoạn từ nay đến 2020 sẽ lựa chọn dòng xe chiến lược. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, với một số chính sách ưu tiên phát triển cho dòng xe chiến lược, sẽ tạo một cuộc chạy đua “ngầm” giữa các DN để được đứng vào danh sách này. Ý kiến của ông về vấn đề này?

Tôi nghĩ rằng, sẽ diễn ra một cuộc chạy đua khốc liệt giữa các DN, nhưng là cuộc chạy đua công khai chứ không phải là một cuộc chạy đua “ngầm”. Tiêu chí về dòng xe chiến lược rất rõ ràng chứ không phải lựa chọn DN chiến lược, thậm chí với tỷ lệ nội địa hóa, bản quy hoạch cũng sẽ đưa ra nhiều mức khác nhau, tương ứng với nó là các ưu đãi cụ thể. DN đáp ứng được mức nào sẽ hưởng ưu đãi ở mức đó. Những ưu đãi này vẫn phải đáp ứng 3 tiêu chí: Mục tiêu của Nhà nước (phát triển ngành công nghiệp ô tô chứ không phải lắp ráp), hướng tới người tiêu dùng và DN.

Tuy nhiên, hiện khả năng nội địa hóa của các DN khác nhau cho nên nếu đưa ra mức “cứng” thì sẽ gây khó khăn cho DN. Cho nên, Bộ Công Thương tư vấn cho Chính phủ theo hướng các DN cần phải đạt tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu. Trong cuộc chơi mới này nếu không đưa ra tiêu chuẩn nào cả thì tất cả các DN đều tham gia. Vì vậy, cần phải lập hàng rào để DN nào vượt qua rào cản này mới được tham gia thị trường.

Chính sách thuế, phí cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô, nhất là theo các cam kết AFTA, thuế suất NK xe nguyên chiếc về 0%. Tới đây, chính sách này có gì thay đổi?

Hệ thống thuế và phí, Bộ Công Thương có những đề xuất cụ thể như sau:

Về thuế NK xe nguyên chiếc, theo AFTA, đến 2018 phải đưa về 0%. Theo lộ trình Việt Nam xây dựng, thuế NK sẽ giảm dần theo từng năm, 2014 là 50% đến năm 2017 đưa về 0%. Lộ trình này là phù hợp tuy nhiên với quyết tâm phát triển công nghiệp ô tô trong giai đoạn tới, các DN nội địa cần có sự bảo hộ tiếp tục. Bởi vậy, lộ trình chúng tôi đề xuất sẽ không theo lộ trình cũ mà theo đề xuất mới. Bắt đầu từ năm 2014, lộ trình giảm thuế đi đường ngang, duy trì mức cao 50% đến năm 2017 rồi cho về 0%. Điều này có những ưu điểm là có sự bảo hộ cao, vớt vát cuối cùng cho các DN nội địa. Tuy nhiên vẫn có nhược điểm, nếu bảo hộ lâu thế mà không có sự nỗ lực của DN thì cuối cùng vẫn “đuối”.

Về thuế NK phụ tùng, Bộ Công Thương đề xuất tăng thuế suất thuế NK phụ tùng, linh kiện lên bằng thuế NK xe nguyên chiếc đối với các loại xe lắp ráp trong nước không đạt tỷ lệ nội địa hóa 40%.

Về xe sản xuất trong nước, các DN đã cố gắng bán ô tô đến tay người tiêu dùng với giá thấp, giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành. Tuy nhiên, khu vực thương mại cũng xuất hiện nhiều loại thuế khác như thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế Giá trị gia tăng, lệ phí trước bạ... Chúng tôi kiến nghị, đối với dòng xe chủ lực sẽ giảm 70% thuế TTĐB và 50-70% lệ phí trước bạ cho dòng xe này để kích thích tiêu dùng. Bên cạnh đó sẽ tăng dòng thuế TTĐB đối với dòng xe khác không được khuyến khích cho phân khúc xe dưới 9 chỗ.

Về sản xuất, dòng xe chủ lực áp dụng thuế suất thuế NK linh kiện, phụ tùng ở mức 0% hoặc mức sàn đối với những linh kiện, phụ tùng, nguyên, vật liệu trong nước chưa sản xuất được để tạo điều kiện cho các DN có giá thành sản xuất xe chủ lực thấp nhất.

Vậy hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ thời gian tới như thế nào để phát triển ngành ô tô, thưa ông?

Để phát triển công nghiệp hỗ trợ, có 2 yếu tố quan trọng là dung lượng thị trường và cơ chế chính sách của Nhà nước.

Nhiều nước phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng đi lên từ quy mô thị trường nhỏ nhưng có chính sách phù hợp. nhưng thời gian qua, hệ thống chính sách của ta chưa phù hợp. Bởi vậy, thời gian tới, hệ thống chính sách tạo mối liên kết giữa khối DN FDI và DN trong nước để có sự hỗ trợ về mặt công nghệ giúp các DN trưởng thành dần, bước đầu cung cấp sản phẩm cho các DN FDI, bước tiếp theo thông qua các DN FDI để có thể XK ra nước ngoài.

Bên cạnh đó, cần có sự quyết tâm của các DN lớn sản xuất lắp ráp ô tô. Mô hình phát triển của Công ty CP ôtô Trường Hải đáng để học tập. Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ nếu chỉ dừng ở bước đi tìm DN nào bán sản phẩm phù hợp với mình về chất lượng, giá cả để mua, không có đi NK thì mãi mãi sẽ không có công nghiệp hỗ trợ. Theo cách làm của Trường Hải, một mặt đi tìm nguồn hàng, một mặt DN thấy có thể sản xuất được gì thì tự sản xuất, đồng thời mở rộng quan hệ liên kết với các DN trong nước cũng như DN FDI để từng bước sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Chỉ có bằng cách làm ấy thì công nghiệp hỗ trợ mới phát triển được.

Xin cảm ơn ông!

Phan Thu (Báo Hải Quan thực hiện)

<

>

Cùng danh mục

Thời gian nộp thuế sẽ giảm thêm 88,86 giờ từ 15/11

Thông tin trên được ông Bùi Văn Nam - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo giới thiệu về Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11) hướng dẫn Nghị định 91/2014/NĐ-CP chiều 28/10.

Thông tư 151/2014/TT-BTC Quy định mới về thuế GTGT có hiệu lực từ 15/11/2014

Chiều 21/10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã chính thức ký ban hành Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11/2014), hướng dẫn Nghị định 91 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. Theo đó, nhiều quy định mới về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã được sửa đổi.