Chây ì thuế quá 3 tháng phải chịu lãi phạt 25%

13/12/2020
<

>

<

>

Sáng nay, 15.8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng, ý kiến còn khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.<

>

<

>

 

Về xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế, xử phạt đối với hành vi khai sai (Điều 106, 107), Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính và Ngân sách cho biết, có ý kiến cho rằng, mức phạt 0,07%/ngày là quá cao và đề nghị giữ như quy định hiện hành. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị tăng mức phạt chậm nộp lên 0,1%/ngày; quy định mức phạt chậm nộp theo biểu lũy tiến.

 

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển, một trong những mục tiêu quan trọng của việc sửa đổi Luật Quản lý thuế là nhằm tăng cường quản lý, khắc phục tình trạng thất thu. Thực tế cho thấy, quy định mức xử phạt 0,05%/ngày (không phân biệt thời hạn chậm nộp) như quy định hiện hành là quá thấp, dẫn đến tình trạng người nộp thuế cố tình chây ỳ nhằm chiếm dụng tiền thuế, gây thất thu cho ngân sách.

 

“Vì vậy, xin tiếp thu ý kiến ĐBQH theo hướng quy định mức phạt theo biểu lũy tiến đối với hành vi chậm nộp”, ông nói.

 

Theo đó, người chậm nộp thuế sẽ phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức luỹ tiến: 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá 90 ngày, 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn 90 ngày.

 

Về trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong giải quyết hồ sơ hoàn thuế, có ý kiến đề nghị quy định: mọi trường hợp hoàn thuế theo phương thức “hoàn trước, kiểm sau” phải được kiểm tra trong thời hạn 01 năm hoặc không quá 6 tháng. Đối với những trường hợp rủi ro cao phải kiểm tra trong thời hạn 3 tháng để bảo đảm hiệu quả quản lý thuế.

 

Cơ quan soạn thảo đề nghị giữ quy định của Dự thảo luật: “cơ quan thuế phải phân loại đối tượng rủi ro cao sẽ thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế sau”.

 

“Nếu hoàn thuế áp dụng theo phương thức “hoàn trước, kiểm sau” mà chỉ thực hiện kiểm tra theo cơ chế rủi ro (cơ quan quản lý không kiểm tra hết mà chỉ chọn một số trường hợp để kiểm tra) thì không thể tránh khỏi tình trạng người nộp thuế không bị kiểm tra sẽ lợi dụng sơ hở trong quản lý để chiếm đoạt tiền thuế”, ông Hiển phân tích.

 

Thực tế, những năm qua, bên cạnh những bất cập trong tổ chức thực hiện thì một số quy định của pháp luật chưa bảo đảm tính chặt chẽ nên việc hoàn thuế đã bị lợi dụng, phát sinh nhiều tiêu cực, làm thất thoát ngân sách, gây bức xúc trong dư luận.

 

Vì vậy, để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, chặt chẽ trong công tác quản lý thuế đồng thời cũng bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện, Thường trực Ủy ban Tài chính và Ngân sách đề nghị quy định theo hướng:

(1) Đối với một số trường hợp: cơ sở kinh doanh kê khai lỗ luỹ kế 2 năm liên tục hoặc có số lỗ vượt quá vốn điều lệ; cơ sở kinh doanh bất động sản, kinh doanh thương mại, dịch vụ; cơ sở kinh doanh thay đổi địa điểm kinh doanh trong vòng 12 tháng; cơ sở kinh doanh có sự thay đổi bất thường giữa doanh thu tính thuế và số thuế được hoàn trong giai đoạn 12 tháng thì thời hạn kiểm tra là không quá 01 năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế;

(2) Đối với các trường hợp khác, thời hạn kiểm tra là không quá 03 năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế.

 

Tường Vi

 

<

>

Theo TTVN

<

> <

>

 

Cùng danh mục

Thời gian nộp thuế sẽ giảm thêm 88,86 giờ từ 15/11

Thông tin trên được ông Bùi Văn Nam - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo giới thiệu về Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11) hướng dẫn Nghị định 91/2014/NĐ-CP chiều 28/10.

Thông tư 151/2014/TT-BTC Quy định mới về thuế GTGT có hiệu lực từ 15/11/2014

Chiều 21/10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã chính thức ký ban hành Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11/2014), hướng dẫn Nghị định 91 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. Theo đó, nhiều quy định mới về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã được sửa đổi.