Thu hồi nợ đọng thuế, giải quyết hàng tồn kho

04/12/2020
<

>Trước thực trạng nợ đọng kéo dài nhiều năm thì việc đôn đốc thu nợ đọng có thể là một trong những giải pháp cấp bách cho nguồn thu ngân sách hiện nay.<

> <

>

Thu ngân sách đang là bài toán khó trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Mặc dù Chính phủ đã triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thoát khỏi vòng loay hoay. Trước thực trạng nợ đọng kéo dài nhiều năm thì việc đôn đốc thu nợ đọng có thể là một trong những giải pháp cấp bách cho nguồn thu ngân sách hiện nay.

<

>Mặc dù thu ngân sách so với GDP trong 6 tháng đầu năm đạt 27,6% nhưng trước thực trạng nhiều doanh nghiệp khai lỗ, phá sản thì ngân sách phải đối diện với nhiều khó khăn vào cuối năm. Do vậy, vấn đề tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường cần phải được thực hiện với liều lượng cao hơn (tập trung vào giảm, giãn thuế giá trị gia tăng để giảm giá, giảm tồn kho, giảm nợ xấu, giảm lãi suất vay cũ), khẩn cấp hơn, để vừa tăng trưởng kinh tế, vừa tăng hiệu quả, trên cơ sở đó tăng thu ngân sách.<

> <

>

Đồng thời, trước hoàn cảnh số thu ngân sách của năm nay gặp khó khăn hơn các năm trước, vấn đề chống thất thu càng đặt ra một cách quyết liệt hơn, để bù cho việc giảm thu ngân sách do tăng trưởng kinh tế bị suy giảm, do một số khoản thu lớn bị giảm sút. Cụ thể, hiện nay thất thu từ các nguồn thu về đất đai, từ khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, do gian lận thương mại, chuyển giá, trốn lậu thuế còn khá phổ biến. Nợ đọng thuế vẫn là câu chuyện bức xúc nhất. Nợ thuế nhiều và tăng mạnh.

Tính đến cuối tháng 4 số nợ thuế của doanh nghiệp trong cả nước đã lên đến trên 41.000 tỷ đồng, tăng hơn 11.000 tỷ đồng so với trước. Do vậy, 3 vấn đề đặt ra cho hoạt động thu ngân sách hiện nay là tăng trưởng kinh tế (trước hết ngăn chặn nguy cơ suy giảm tăng trưởng); hiệu quả của đầu tư, sản xuất kinh doanh để tăng giá trị gia tăng, tăng GDP và chống thất thu, nợ đọng.

Như vậy, muốn tăng GDP nhà nước phải giải quyết hai điểm nghẽn lớn nhất là nợ xấu và tồn kho, để bảo đảm tính thanh khoản cho toàn bộ nền kinh tế. Vì nếu nền kinh tế có tính thanh khoản thấp sẽ sinh ra trì trệ mà khắc phục sự trì trệ khó hơn, tốn kém kinh phí, tốn kém thời gian hơn.

Bên cạnh giải pháp chống thất thu, thu hồi số tiền nợ trong thuế, nhất là khoản thu liên quan đến đất đai, tài nguyên, hàng hóa nhập khẩu, chuyển giá thì các ngành phải đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế cho người dân; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc kê khai nộp thuế; đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra thuế… Tức là công tác hành thu một mặt phải thực hiện các biện pháp cắt giảm, hoãn thuế theo Nghị quyết 13/NQ-CP, mặt khác phải quyết liệt, đồng bộ trong chống thất thoát, nợ đọng thuế.

Theo Chế Hân

Pháp luật Tp.HCM

<

> <

>

 

Cùng danh mục

Thời gian nộp thuế sẽ giảm thêm 88,86 giờ từ 15/11

Thông tin trên được ông Bùi Văn Nam - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo giới thiệu về Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11) hướng dẫn Nghị định 91/2014/NĐ-CP chiều 28/10.

Thông tư 151/2014/TT-BTC Quy định mới về thuế GTGT có hiệu lực từ 15/11/2014

Chiều 21/10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã chính thức ký ban hành Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11/2014), hướng dẫn Nghị định 91 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. Theo đó, nhiều quy định mới về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã được sửa đổi.