Bộ Tài chính đặt mục tiêu thực hiện kê khai thuế điện tử cho 190.000 - 200.000 doanh nghiệp vào cuối năm nay.< >
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn thừa nhận, đạt mục tiêu này không hề dễ, bởi trở ngại đến từ chính những người kê khai thuế. < >Kê khai thuế điện tử, doanh nghiệp giảm được chi phí nhân lực, thời gian và tiền bạc, nhưng sau 18 tháng triển khai giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, số doanh nghi?p kê khai thuế điện tử vẫn còn khá khiêm tốn?< >Đúng là việc kê khai thuế điện tử giúp doanh nghiệp tiết giảm được nhiều loại chi phí. Cụ thể, nếu thực hiện kê khai theo cách truyền thống, mỗi năm, doanh nghiệp phải đến cơ quan thuế tối thiểu 12 lần. Nếu nhân viên kế toán đi mất một tiếng, về mất một tiếng và chờ đợi mất một tiếng, thì hàng tháng doanh nghiệp mất một nửa công lao động chỉ để làm mỗi việc kê khai thuế, chưa kể, nếu kê khai bị nhầm hoặc bị sai sót thì lại phải làm lại từ đầu. Nếu kê khai qua mạng Internet, thì doanh nghiệp được kê khai thuế 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, thay vì phải chen nhau tại cơ quan thuế để nộp tờ khai thuế. Đặc biệt, với việc kê khai thuế điện tử, doanh nghiệp tránh phải gặp gỡ, tiếp xúc với nhân viên thuế vụ, nên không bị sách nhiễu, phiền hà, tiêu cực, hạch sách. Thuận tiện là vậy, nhưng tính đến ngày 30/6/2012, mới có khoảng 118.000 doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử. Phải chăng việc kê khai thuế điện tử vẫn còn phiền hà, phức tạp, thưa ông? Ngược lại, thủ tục kê khai thuế điện tử rất đơn giản. Doanh nghiệp chỉ cần có chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp; có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet và có địa chỉ thư điện tử liên lạc ổn định với cơ quan thuế, với tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (T-VAN). Nếu doanh nghiệp nộp thuế thông qua kênh giao dịch điện tử Internet, Mobile, ATM của ngân hàng, thì không cần có chứng thư số cũng có thể kê khai thuế điện tử. Vậy vì sao doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với kê khai thuế điện tử? Doanh nghiệp lấy lý do là hạ tầng công nghệ thông tin còn yếu, nên truyền dữ liệu đến cơ quan thuế gặp trục trặc, phần mềm kê khai chưa hoàn thiện, nên máy hay báo lỗi sau khi gửi dữ liệu đến cơ quan thuế. Nhưng lý do quan trọng hơn, theo tôi, là bản thân những kế toán, vì lợi ích cá nhân, nên không muốn kê khai thuế điện tử. Cụ thể, đội ngũ nhân viên kế toán của đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa rất yếu cả về chuyên môn lẫn trình độ tin học phổ thông, nên rất muốn kê khai thuế phổ thông hơn là điện tử hoá. Bên cạnh đó, còn có tình trạng, kế toán doanh nghiệp đến giao dịch với cơ quan thuế mất nửa buổi, nhưng lại khai làm cả ngày, hay không chi “tiền thuốc nước” cho nhân viên thuế, nhưng vẫn khai phải chi 100.000-200.000 đồng. Ngoài ra, còn có nguyên nhân là giá dịch vụ chứng thực chữ ký số và dịch vụ T-VAN cao, nên không hấp dẫn doanh nghiệp nhỏ và vừa, thưa ông? Hiện có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Bộ và TP.HCM không có nhân viên kế toán, mà thuê người làm dịch vụ kế toán (một người có thể làm kế toán cho 4-5 doanh nghiệp). Việc làm này dù giảm được chi phí so với tuyển kế toán, nhưng không thấp hơn chi phí chứng thực chữ ký số và dịch vụ T-VAN. Theo tôi được biết, cách đây hơn 1 năm, giá 2 dịch vụ này vào khoảng 1,5 triệu đồng/năm, nhưng hiện tại chỉ còn một nửa và đang tiếp tục hạ do ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cung cấp chữ ký số và dịch vụ T-VAN. Để khuyến khích doanh nghiệp kê khai thuế điện tử, theo ông cần phải làm gì? Ngoài tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ Tài chính luật hoá việc kê khai thuế điện tử. Cụ thể, Luật Quản lý thuế sửa đổi sẽ quy định theo hướng đã là doanh nghiệp thì phải thực hiện sổ sách kế toán đầy đủ, thực hiện quan hệ với cơ quan quản lý thuế trên cơ sở công nghệ thông tin. Cơ quan quản lý thuế có nghĩa vụ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực kế toán, phần mềm kế toán, kết nối thông tin... Theo Mạnh Bôn <> <> |