Hàng hóa Việt sắp vào EU với thuế suất bằng 0

30/10/2020
<

>

<

>

Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam sắp sửa khởi động vòng đàm phán đầu tiên, tạo tiền đề cho việc xóa bỏ tới 90 dòng thuế đối với hàng hóa của hai bên.<

>

<

>Tại Hà Nội chiều nay, Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Hà Nội đã tổ chức họp báo thông tin về Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam. Theo đó, vào 26/6 vừa rồi tại Brussels (Bỉ), Cao ủy Thương mại EU Karel De Gucht và Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đã chính thức khởi động đàm phán cho một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa hai bên.

Đây là hiệp định đem lại một thỏa thuận toàn diện trên các lĩnh vực biểu thuế, hàng rào phi thuế quan cũng như cam kết đối với các nội dung liên quan đến thương mại khác, nổi bật là vấn đề mua sắm, các vấn đề chính sách, cạnh tranh, dịch vụ và phát triển bền vững.

Vòng đàm phán đầu tiên của Hiệp định bắt đầu vào mùa thu tới. Thông thường, quá trình đàm phán sẽ kéo dài nhiều vòng, trong nhiều năm. Tuy nhiên, Cao ủy Thương mại EU, ông Karel De Gucht kỳ vọng sẽ hoàn thành xong Hiệp định FTA với Việt Nam trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 10/2014.

Theo ông Franz Jessen, Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, việc ký kết Hiệp định FTA với EU sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích. Trước hết việc loại bỏ dần dần hoặc ngay lập tức 90 dòng thuế sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận sâu hơn vào thị trường EU, ngoài ra hàng hóa từ EU cũng dễ dàng đến tay người tiêu dùng Việt với giá rẻ hơn. Bên cạnh đó, một lợi ích khác không trực tiếp nhưng có hiệu quả tốt đối với nền kinh tế, là Việt Nam sẽ buộc phải tiến gần hơn đến tiêu chuẩn quốc tế về các vấn đề pháp lý. Như quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm Việt - ông Trưởng Phái đoàn lấy ví dụ - EU sẽ sớm công nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm nước mắm Phú Quốc cũng như nhiều sản phẩm khác.

Việt Nam là đối tác thứ ba của EU trong khu vực ASEAN tiến hành đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do, sau khi đàm phán với Singapore và Malaysia đã bắt đầu vào năm 2010. Sau Việt Nam, EU tiếp tục nhắm đến các thành viên khác của ASEAN như Indonesia, Philippines, Thái Lan.

Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ năm của EU trong khối ASEAN (và là thứ 35 của EU trên thế giới). Ngược lại EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam, sau Trung Quốc và Mỹ. EU cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay, với kim ngạch 12,8 tỷ euro trong năm 2011. Năm 2011, EU xuất khẩu sang Việt Nam đạt 5,2 tỷ USD, với các mặt hàng chủ yếu là công ngêệ cao bao gồm máy móc, thiết bị điện, máy bay, phương tiện giao thông, dược phẩm, sắt thép. Ngược lại, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là giày da, quần áo, đồ dệt may, cà phê, hải sản và đồ nội thất da.

EU hiện nay cũng là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với giá trị vốn đầu tư 1,8 tỷ USD, chiếm hơn 12% tổng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp tại đây năm 2011.

Theo Thanh Bình

Vnexpress

<

> <

> <

>

 

Cùng danh mục

Thời gian nộp thuế sẽ giảm thêm 88,86 giờ từ 15/11

Thông tin trên được ông Bùi Văn Nam - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo giới thiệu về Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11) hướng dẫn Nghị định 91/2014/NĐ-CP chiều 28/10.

Thông tư 151/2014/TT-BTC Quy định mới về thuế GTGT có hiệu lực từ 15/11/2014

Chiều 21/10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã chính thức ký ban hành Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11/2014), hướng dẫn Nghị định 91 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. Theo đó, nhiều quy định mới về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã được sửa đổi.