(VEN) - Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVII, đến năm 2015, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt từ 5 đến 6 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, để đạt được con số ấn tượng này, hiện ngành thuế Hưng Yên đang phải đồng hành cùng DN nỗ lực để vượt qua cơn “bĩ cực” hiện nay.
<<>>
Trụ sở Cục Thuế Hưng Yên. Ảnh Trần San
<
>Trong không khí oi bức của ngày hè tháng 5, ngay từ 6 giờ sáng, tôi và San (một đồng nghiệp) đã rời Hà Nội trên chiếc xe "tự lái" để thực hiện chuyến "vi hành" tới Hưng Yên.<
> <>Cục Thuế Hưng Yên có 10 đơn vị trực thuộc ở 9 huyện và thành phố. Toàn tỉnh có 4.256 DN, 239 hợp tác xã và 14.400 hộ cá thể, với đủ ngành nghề, lĩnh vực được xuất hiện chủ yếu từ năm 2002. Dù vậy, số DN nộp thuế “tiền tỷ” cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tới nay, nhiều DN gần như bị tê liệt vì nợ nần, do khủng hoảng kinh tế gây ra.<
> <>Ông Chu Tường Anh - Phó Cục trưởng Cục thuế Hưng Yên cho biết, năm 2011 ngành thuế Hưng Yên đã chính thức vượt mốc 3.000 tỷ (3.300 tỷ đồng), tuy nhiên do tác động của khủng hoảng kinh tế, từ đầu năm đến nay, công tác thu ngân sách trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khu vực DN Nhà nước trung ương. Điển hình như Công ty Thép Việt Ý, năm 2011, đơn vị này nộp ngân sách 65 tỷ đồng, nhưng trong 5 tháng đầu năm nay chỉ đạt gần 9 tỷ đồng; Công ty CP đầu tư phát triển công nghệ Bia rượu nước giải khát Hà Nội - chi nhánh Hưng Yên, năm 2011 nộp 236 tỷ đồng, đến nay chỉ có 40 tỷ đồng; hay như Công ty CP tập đoàn Hòa Phát nộp 136,7 tỷ, nay chưa đầy 7 tỷ đồng... Sự sụt giảm này đã khiến kế hoạch thu của tỉnh bị đảo lộn. Và để bù đắp khoản hụt thu từ khu vực này, không còn cách nào khác là cơ quan thuế phải đẩy mạnh tăng cường chống thất thu, đôn đốc thu thuế nợ đọng và khai thác các nguồn thu mới, như: thuế Bảo vệ môi trường, thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp,... Nhưng, do nguồn thu từ đất và DN giảm mạnh (gần 1.000 tỷ đồng), nên việc bù đắp này hiện vẫn còn rất khó khăn.<
> <>Ông Tường Anh tâm sự: "ở những thành phố lớn, việc thu vài ngàn tỷ đồng tiền thuế một năm là chuyện bình thường, nhưng ở Hưng Yên, để hoàn thành con số 3.550 tỷ đồng trong năm nay là cả một vấn đề không đơn giản. Việc tuyên truyền, vận động thì dễ, nhưng lấy gì để thu, khi phần lớn các DN đều rơi vào tình trạng “ngắc ngoải”, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, yếu kém. Chúng tôi xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là làm sao cho DN hiểu được chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giúp người nộp thuế hiểu đâu là quyền và nghĩa vụ của họ để qua đó đồng hành, cùng nỗ lực “vượt” qua thời khủng hoảng kinh tế hiện nay.<
> <>Theo đề nghị, chiều cùng ngày, chúng tôi được làm việc với Chi cục Thuế huyện Văn Lâm, một đơn vị hành chính giáp Hà Nội, cách thành phố Hưng Yên 40km. Chi cục Thuế Văn Lâm "quản" 11 xã và 1 thị trấn. Năm 2012, được giao tổng cộng 197 tỷ đồng, nhưng đến nay huyện chỉ đạt hơn 38 tỷ, bằng 19% kế hoạch năm. Ông Phạm Ngọc Thạch - Chi cục trưởng Chi cục Thuế Văn Lâm cho biết, kế hoạch chúng tôi đưa ra năm 2012 là: thu tiền sử dụng đất 100 tỷ, thu NQD 38,5 tỷ, thu lệ phí trước bạ 16,7 tỷ, tiền thuê đất 19 tỷ và thu tại xã là 10 tỷ,... toàn Chi cục phấn đấu hoàn thành bằng được số thu theo dự kiến. Thế nhưng, thị trường đất đóng băng, đến nay chỉ thu được 7%. Nguồn thu của chi cục chỉ biết trông chờ vào tiền thuê đất, lệ phí trước bạ và NQD... Tuy nhiên, các khoản thu này cũng không có nhiều hy vọng, nhất là thu NQD. Trong số 280 DN mà Chi cục đang quản lý, phần lớn đều đi lên từ hộ kinh doanh cá thể, nên khi kinh tế khó khăn, lãi suất ngân hàng cao... thiếu vốn, đầu ra không bán được, họ chỉ biết kinh doanh cầm chừng, chờ thời. Vì thế, sau rất nhiều biện pháp “mạnh”, cả răn đe và động viên,... để tăng thu, đến hết tháng 5, khu vực NQD cũng chỉ đạt 28%”.<
> <>Ông Thạch phân trần: "Nếu không thu thì chúng tôi không hoàn thành, còn thu thì không biết lấy gì mà thu. Nguồn thu đã khó, nay còn khó hơn. Theo Nghị quyết 13 của Chính phủ, DN sẽ được giãn thuế 6 tháng (áp dụng cho tháng 4 - 5 - 6), tức “treo” khoản giãn này đến 11 mới thu. Như vậy, nếu thuận lợi thì cũng mất 1 tháng (số thu tháng 6 chuyển sang tháng 1/2013), còn không, cũng bị hụt thu 10 tỷ từ khu vực NQD”.<
> <>Trở lại thành phố Hưng Yên, chúng tôi được nghe ông Nguyễn Văn Khích - Chi cục trưởng Chi cục Thuế sở tại kể về công việc thu thuế của đơn vị được coi là có số thu luôn dẫn đầu ngành thuế Hưng Yên. Chi cục trưởng Khích đọc rành rọt số liệu các DN có đăng ký, nhưng không hoạt động và gần 300 DN kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ thuế trên địa bàn này. Ông khẳng định: ở thành phố Hưng Yên, DN kinh doanh ít và thu chủ yếu từ tiền sử dụng đất - chiếm 60% tổng thu trên địa bàn. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, thị trường đất đóng băng, nguồn thu của chi cục vẫn phải trông chờ vào các DN nhỏ lẻ, chủ yếu kinh doanh thương mại, hành nghề xây dựng cơ bản và cũng đang "khóc dở, mếu dở" vì chưa thanh toán được nợ ngân hàng sau cuộc khủng hoảng kinh tế.<
> <>Ông Khích cho biết, năm 2012, Chi cục được tỉnh giao 250 tỷ đồng, nhưng đến ngày 24/5, mới thu được 67 tỷ đồng, bằng 27% kế hoạch. Dù vậy, để có được con số đó cũng không hề đơn giản. Thị trường đất đóng băng, thành phố không đấu giá được, sau 5 tháng số thu từ đất chỉ đạt 11% kế hoạch và chủ yếu là thu từ tái định cư và thu nợ. Ngay cả lệ phí trước bạ - một lợi thế của thành phố cũng ảm đạm, chỉ được 36%.... Vậy là một lần nữa cả chi cục lại phải chạy đôn chạy đáo để tìm nguồn thu. Những DN nợ quá 90 ngày đều được “triệu tập” lên để cưỡng chế bằng cách nhờ ngân hàng và kho bạc khấu trừ tại nguồn khi DN có tiền trong tài khoản,... Qua đó đã có tác dụng răn đe với các DN nợ thuế, giúp chi cục thu được 4,9 tỷ đồng. Đối với các DN tỉnh ngoài vào xây dựng, chi cục cũng đã tranh thủ thu thêm 2%... Chính nhờ các biện pháp này đã phần nào bù đắp, giúp số thu của khu vực NQD được cải thiện, đạt 40% kế hoạch trong 5 tháng đầu năm.<
> <>“Đấy là 5 tháng đầu năm, còn mấy tháng nữa là chưa thể biết” - anh Lê Đình Kiên, Trưởng phòng Tổng hợp nghiệp vụ và dự toán cục thuế tỉnh chia sẻ. Nghị quyết 13 ra đời giúp DN giảm bớt khó khăn, nhưng mặt khác nó lại là cái cớ để DN “mượn trước, trả dồn”. Đây thực sự là một áp lực đối với một tỉnh “eo hẹp” nguồn thu như Hưng Yên. Sau những nỗ lực tuyên truyền, động viên, thuyết phục DN nộp thuế, nay lại vướng ngay chỗ đó. “Không nói đâu xa, ngay tại Ân Thi, một DN đang thi công con đường nối giữa các huyện, dự kiến phải nộp 300 triệu và trên thực tế DN này đã nộp 100 triệu đồng, nhưng khi thông tin Nghị quyết 13 ra một cái là họ từ chối ngay: tôi thuộc diện được giãn... Kho bạc cũng đành bó tay. Vì thế, nay chỉ biết trông chờ và vận động, động viên... để DN nộp đúng thời hạn” - anh Kiên thổ lộ./.<
><
Tính đến hết tháng 5/2012, tổng thu ngân sách (trừ xổ số) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đạt đạt 1.300.000 triệu đồng, bằng 34,9% và 91,98% so cùng kỳ. Trong đó: thu từ DNNNTW đạt 62.500 triệu đồng, bằng 18,94%; thu từ DNQDĐP đạt 6.800 triệu đồng, bằng 45,33%; thu DN có vốn ĐTNN đạt 310.000 triệu đồng, tương đương 54,39%; khu vực NQD đạt 606.500 triệu đồng, bằng 37,21% dự toán; thu tiền SDD đạt 46.000 triệu đồng, bằng 7,67% dự toán; lệ phí trước bạ đạt 35.500 triệu đồng, bằng 32,27% dự toán, và 86,21% so cùng kỳ. >Nguyễn Kiên<
>Tính đến hết tháng 5/2012, tổng thu ngân sách (trừ xổ số) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đạt đạt 1.300.000 triệu đồng, bằng 34,9% và 91,98% so cùng kỳ. Trong đó: thu từ DNNNTW đạt 62.500 triệu đồng, bằng 18,94%; thu từ DNQDĐP đạt 6.800 triệu đồng, bằng 45,33%; thu DN có vốn ĐTNN đạt 310.000 triệu đồng, tương đương 54,39%; khu vực NQD đạt 606.500 triệu đồng, bằng 37,21% dự toán; thu tiền SDD đạt 46.000 triệu đồng, bằng 7,67% dự toán; lệ phí trước bạ đạt 35.500 triệu đồng, bằng 32,27% dự toán, và 86,21% so cùng kỳ.<>