(Dân trí) - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế quy định mức xử phạt đối với người chậm nộp tiền thuế là phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp, thay cho mức 0,05% như hiện hành…
<
><
> <>Đại biểu Quốc hội nghiên cứu tài liệu tại hội trường (ảnh: Việt Hưng).<
>Sáng nay 31/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.
Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung theo hướng nâng mức tiền chậm nộp từ 0,05% (luật hiện hành) lên 0,07%; phạt 10% số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn đối với trường hợp người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai nhưng trước khi cơ quan hải quan kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Ngoài ra, dự thảo còn nâng mức phạt lên 20% số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn đối với trường hợp khai bổ sung sau khi cơ quan hải quan kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, mức xử phạt được quy định trong Dự thảo luật chưa có sự phân biệt dựa trên tần suất và mức độ vi phạm, dẫn đến chưa bảo đảm công bằng, tính răn đe chưa cao. Vì vậy, đề nghị bổ sung quy định về chế tài xử phạt theo hướng tăng nặng mức phạt đối với các trường hợp cố tình vi phạm, vi phạm tái diễn...
Về thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, thời hạn bảo lãnh, Dự thảo luật quy định thời hạn nộp thuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu, thời hạn bảo lãnh. Theo đó, người nộp thuế phải nộp thuế trước thời điểm thông quan và chỉ được áp dụng ân hạn khi có bảo lãnh của tổ chức tín dụng (275 ngày đối với hàng gia công xuất khẩu, 15 ngày đối với hàng hoá tạm nhập tái xuất, 30 ngày đối với trường hợp khác).
Về điều này, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ cần làm rõ căn cứ để quy định thời hạn bảo lãnh đối với từng loại hàng hóa. Ngoài ra, cơ quan làm luật cần rút ngắn thời hạn bảo lãnh đối với hàng gia công xuất khẩu xuống 180 ngày (thay vì 275 ngày như Dự thảo luật) hoặc theo thời gian quy định của chu kỳ sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.
Tuy nhiên, vẫn có ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách, áp dụng ân hạn thuế phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng sẽ làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và duy trì các cân đối vĩ mô của nền kinh tế.
Theo đánh giá của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, để đạt được mục tiêu tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, khắc phục tình trạng lợi dụng sơ hở của pháp luật làm thất thu ngân sách Nhà nước, Dự thảo luật phải có các quy định tăng cường thanh tra, kiểm tra, đặc biệt chú trọng hậu kiểm; có chế tài, mức xử phạt đủ mạnh nhằm hạn chế, ngăn chặn hành vi vi phạm như khai man, gian lận thuế, chuyển giá giữa các doanh nghiệp; quy định cụ thể về điều kiện xóa nợ tiền thuế, tiền phạt… nhằm khắc phục tình trạng trốn lậu thuế, nợ đọng thuế.
Mặc dù vậy, những nội dung này chưa thể hiện cụ thể trong Dự thảo luật, chưa tạo đủ công cụ để thực hiện mục tiêu đặt ra.
Nguyễn Hiền
<><
id="ads_zone230"> <
id="ads_zone230_slot1">
<
id="ssvzone_1966">
<
> <> <> <> <> <>