Chứng khoán cần được ưu đãi thuế

15/09/2020
<

>
<

>
<

>Ông Nguyễn Hoàng Hải<

>

(ĐTCK) Đó là kiến nghị của Hiệp hội Các NĐT tài chính Việt Nam (VAFI). ĐTCK trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký VAFI.

    > Chính sách thuế sẽ khích lệ nhà đầu tư?

    VAFI vừa gửi thư tới Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ kiến nghị áp dụng chính sách thuế ưu đãi đối với lĩnh vực chứng khoán. Vì sao VAFI đưa ra đề xuất này, thưa ông?

    Chúng tôi kiến nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính có hình thức ưu đãi thuế đối với ngành chứng khoán, bởi đây là lĩnh vực còn mới, có đóng góp ngày càng quan trọng cho nền kinh tế. Mặt khác, rất nhiều sản phẩm mới đã và sắp xuất hiện trên TTCK, điển hình như quỹ mở, rất cần được ưu đãi thuế, để thu hút NĐT tham gia. Việc đưa ra những chính sách ưu đãi cần gắn liền với khắc phục sớm những bất cập của cơ chế thuế đối với lĩnh vực chứng khoán đang bộc lộ.

    Vậy cụ thể, đó là những bất cập nào?

    Một trong những bất cập điển hình được VAFI thể hiện trong công văn vừa gửi Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Mai là tình trạng NĐT nước ngoài đang phải đóng thuế với mức quá cao đối với việc chuyển nhượng chứng khoán tại các CTCP không đại chúng, theo tinh thần Công văn 12501/BTC-CST ngày 20/9/2010 của Bộ Tài chính. Văn bản này phân biệt: tổ chức, cá nhân chuyển nhượng cổ phần trong các công ty đại chúng, theo quy định của Luật Chứng khoán là chuyển nhượng chứng khoán, áp dụng quy định về thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán; còn tổ chức, cá nhân chuyển nhượng cổ phần trong các CTCP không thuộc trường hợp vừa nêu áp dụng quy định đối với hoạt động chuyển nhượng vốn.

    Từ cách phân biệt này, NĐT nước ngoài (không thành lập DN tại Việt Nam) phải đóng thuế chuyển nhượng vốn tại công ty không đại chúng với thuế suất là 25%, còn với công ty đại chúng là 0,1%/doanh thu. Cách phân biệt này không có cơ sở pháp lý, không logic nếu theo tinh thần của Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán, bởi công ty đại chúng chỉ khác công ty không đại chúng ở số lượng cổ đông, còn về bản chất vẫn là CTCP. Khi NĐT chuyển nhượng cổ phần tức là chuyển nhượng chứng khoán.

    Để đánh thuế thu nhập đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thông lệ quốc tế sử dụng phương pháp thuế khoán tính trên tổng giá trị bán (như hiện nay áp dụng là 0,1%/tổng giá trị bán). Khi tính thuế chuyển nhượng với thuế suất 25% cho từng giao dịch, thì làm sao tính được toàn bộ chi phí như: chênh lệch tỷ giá đối với toàn bộ vốn đầu tư cho nhiều mã chứng khoán, chi phí hoạt động và trích lập dự phòng cho toàn bộ quỹ?

    Còn có những bất cập nào khác của chính sách thuế đối với lĩnh vực chứng khoán, thưa ông?

    NĐT cá nhân và tổ chức cũng đang chịu nhiều tác động tiêu cực từ những bất cập của chính sách thuế. Bất hợp lý của Luật Thuế TNCN khiến NĐT thua lỗ vẫn phải nộp thuế là một điển hình.

    Mới đây, VAFI và một số tổ chức  thuộc Diễn đàn DN Việt Nam (VBF) đã phối hợp góp ý cho hai dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 122/2011/NĐ-CP về thuế thu nhập DN (thay thế Thông tư 130/2008/TT-BTC và Thông tư 134/2008/TT-BTC). Kiến nghị này đã được gửi Bộ Tài chính. Theo đó, các đơn vị thống nhất nhận định rằng, hai dự thảo Thông tư còn hướng dẫn sơ sài, chưa cụ thể về đối tượng nộp thuế, về các nghiệp vụ liên quan đến các sản phẩm chứng khoán để làm cơ sở tính thuế; các phương pháp tính thuế, phương pháp thu thuế cho từng đối tượng…

    Để khắc phục những bất cập trên, VAFI cùng với các hiệp hội kiến nghị Bộ Tài chính nên có một Thông tư hướng dẫn riêng về hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán?

    Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, họ thường ban hành văn bản đặc thù cho mọi hoạt động kinh doanh chứng khoán, để phục vụ công tác xúc tiến đầu tư. Bởi vậy, chúng tôi đề nghị Bộ Tài chính nên có một Thông tư riêng quy định về mọi vấn đề thuế kinh doanh chứng khoán như trước kia Bộ Tài chính đã từng làm. Thông tin đáng mừng là Bộ Tài chính đã nhất trí với đề xuất này và đang trong quá trình soạn thảo một thông tư như vậy. Chúng tôi rất mong Bộ Tài chính sớm ban hành văn bản này để khắc phục những bất cập hiện tại.

<

> <

>Hữu Hòe thực hiện<

>

 

Cùng danh mục

Thời gian nộp thuế sẽ giảm thêm 88,86 giờ từ 15/11

Thông tin trên được ông Bùi Văn Nam - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo giới thiệu về Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11) hướng dẫn Nghị định 91/2014/NĐ-CP chiều 28/10.

Thông tư 151/2014/TT-BTC Quy định mới về thuế GTGT có hiệu lực từ 15/11/2014

Chiều 21/10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã chính thức ký ban hành Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11/2014), hướng dẫn Nghị định 91 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. Theo đó, nhiều quy định mới về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã được sửa đổi.