< >Bộ Tài chính vừa có công văn trình Thủ tướng phương án tháo gỡ vướng mắc về thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilon cho các DN sản xuất và sử dụng loại sản phẩm này.< > <> < >< > <>Theo đề xuất của Bộ Tài chính, DN mua túi nilon để đóng gói hàng hoá không thuộc diện chịu thuế BVMT. Ảnh: Internet< >Theo đó, vướng mắc về việc có thu thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với màng nilon, cuộn nilon dạng ống hay không. Bộ Tài chính đề xuất xử lý theo hướng chỉ thu thuế đối với các loại túi, bao bì có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE, không thu thuế đối với: Màng nilon, tấm nilon, dải nilon, cuộn nilon dạng ống, màng nilon sử dụng che phủ nông nghiệp... <>Về kiến nghị không thu thuế bảo vệ môi trường đối với bao bì trong trường hợp DN mua của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu bao bì để đóng gói hàng hoá của mình, hướng xử lý được đề xuất: Bao bì (kể cả dạng túi và không dạng túi) do doanh nghiệp mua để đóng gói hàng hóa của mình thì không thuộc đối tượng chịu thuế BVMT (bao gồm cả đóng gói hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước). Tuy nhiên, không áp dụng hướng xử lý này đối với bao bì mua qua khâu thương mại.< > <>Về cách tính, thu thuế đối với túi nilon đa lớp, đề xuất xử lý của Bộ Tài chính là, thuế BVMT được tính theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi.< > <>Cuối cùng, liên quan đến tiêu chí xác định thế nào là túi nilon thân thiện với môi trường. Hướng giải quyết được đề xuất là DN sản xuất túi nilon vẫn thực hiện việc khai, nộp thuế BVMT. Khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tiêu chuẩn túi nilon thân thiện với môi trường, doanh nghiệp nếu đáp ứng được tiêu chuẩn túi nilon thân thiện với môi trường thì sẽ được thoái trả thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế BVMT phải nộp của kỳ sau (nếu có). Doanh nghiệp tự kê khai và chịu trách nhiệm về kê khai của mình.< >
|