Phải rạch ròi thuế, phí

08/09/2020
<

>


<

id="fbrecommend"> <

id="ggplus"><

> <

> <

> <

> <

id="ctl00_contentMain_ucNewsContent1_

Image"><

>

Nên có cuộc khảo sát phương tiện vận tải đang chịu bao nhiêu loại phí, những loại này mang lại hiệu quả gì<

> <

> <

>

Dù không có mặt đại diện Bộ GTVT như mong đợi, nhiều doanh nghiệp (DN) vận tải và các đại biểu được mời tham dự hội thảo về “Phí giao thông đường bộ - Thuận lợi và khó khăn của DN” tổ chức sáng 9-5 tại TPHCM, vẫn hăng hái trình bày những khó khăn, trở ngại và có nhiều kiến nghị gửi Bộ GTVT để sớm sửa đổi một số quy định liên quan đến việc thu phí trong thời gian sắp đưa vào áp dụng (ngày 1-1-2013).

Thêm phí: Doanh nghiệp bị trọng thương

<

>Hội thảo được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Hiệp hội Vận tải Hàng hóa TPHCM, Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (Viffas) phối hợp tổ chức. Không phủ nhận mục đích của việc thu phí sử dụng đường bộ là cần thiết nhưng theo luật sư Thái Văn Chung, Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải Hàng hóa TPHCM, Bộ GTVT cần xem lại các quy định trong Nghị định 18 về thu phí sử dụng đường bộ.

<

> <

>Cụ thể, quy định vừa đánh phí trên cả đầu phương tiện là “máy kéo” vừa đánh trên “rơ-moóc, sơ mi rơ-moóc” là không phù hợp thực tế và tạo gánh nặng cho doanh nghiệp (DN), bởi bản thân sơ mi rơ-moóc là thiết bị cơ, không thể tự vận hành nếu không có đầu kéo, tương tự xe đầu kéo cũng vô dụng khi không kéo theo sơ mi rơ-moóc.

<

> <

>Ngoài ra, quy định thu phí trên đầu xe theo kỳ đăng kiểm (3 tháng, 6 tháng, 1 hoặc 2 năm... tùy đời xe cũ hay mới) sẽ có DN phải đi vay để đóng phí. Với một DN có hơn trăm xe đầu kéo và gần ngàn sơ mi rơ-moóc thì phải đóng phí lên đến cả tỉ đồng/tháng, gom hết cả lợi nhuận có khi không đủ. Chưa kể, thời điểm này, DN gặp rất nhiều khó khăn khi lãi suất vay ngân hàng, dầu, vỏ lốp xe…đều cao.<

> <

>Đại diện DN vận tải Quang Châu cho biết nếu thu phí sử dụng đường bộ trong thời gian tới thì DN phải chịu cảnh “phí chồng phí”.

Hiện tại rất nhiều tuyến đường trên cả nước có đặt trạm thu phí BOT không bảo đảm khoảng cách 70 km như quy định. Cụ thể, từ TPHCM đi Bình Dương, Bình Phước có đến 3 trạm thu phí, có trạm khoảng cách chỉ 8 km như trạm Vĩnh Phú (thị trấn Lái Thiêu) đến trạm Bình Triệu (TPHCM).

<

> <

>Còn TPHCM đi Cần Thơ chỉ có 190 km nhưng phải qua 5 trạm thu phí. Nếu áp dụng thu phí sử dụng đường bộ thì Bộ GTVT phải xóa ngay những trạm thu phí BOT để công bằng cho DN. Một bất hợp lý khác là việc thu phí còn mang tính cào bằng, không phân biệt tải trọng phương tiện, tác động của phương tiện và số lần đi lại của phương tiện đó.<

>

“Quá nhiều tuyến đường ở Việt Nam còn xấu và chất lượng kém, nếu đóng phí mà dịch vụ không tốt thì không công bằng. Chưa kể, mức phí hiện nay đối với xe container quá cao, nếu chuyển hết phí này vào giá thành thì mới sống nổi, còn không thì DN sẽ chết”, ông Hà Thanh Sơn, đại diện DN Vận tải Sơn Hà, nói.

Thu phí: Không có tiền thì ở nhà

<

>Ông Trương Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cho rằng bất cứ quy định pháp luật nào ra đời cũng phải đáp ứng đủ 5 tính chất, gồm: tính hợp lý, hợp pháp, minh bạch, hiệu quả và chịu trách nhiệm. Phí bảo trì đường bộ có tính hợp lý nhưng không đáp ứng 4 tính chất còn lại. “Bộ GTVT cần phải chứng minh hiệu quả chống ùn tắc và tai nạn giao thông của phí sử dụng đường bộ. Nếu sau 2 năm không đạt được mục tiêu trên, ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm như thế nào?” - ông Nghĩa đặt vấn đề.

<

> <

>Theo ông Nghĩa, chỉ khi nào làm rõ được các yêu cầu trên đồng thời vạch ra lộ trình cụ thể thì mới tiến hành thu phí sử dụng đường bộ. DN không phải là cây ăn quả.

<

> <

>Đã đến lúc DN tham gia vào chính sách điều hành của Nhà nước để quản lý phí hiệu quả. VCCI và Hiệp hội Vận tải Hàng hóa TPHCM cần sớm có cuộc khảo sát phương tiện vận tải đang chịu bao nhiêu loại phí, những loại này mang lại hiệu quả gì, những phí nào không hiệu quả thì đề xuất bỏ ngay.<

>

Tiến sĩ Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách - tiền tệ Quốc hội, cho rằng việc thu phí sử dụng đường bộ sẽ đẩy người dân vào cảnh không tiền thì ở nhà! “Trên nguyên tắc, Nhà nước phải làm đường cho dân đi; nếu muốn đi đường tốt hơn, người dân có quyền lựa chọn và đóng phí. Đằng này người dân chỉ có con đường độc đạo để đi, vậy người dân đóng thuế để làm gì? Người dân thông cảm với Nhà nước nhưng đừng vì sự thông cảm này mà lấn tới”, ông Lịch nói.

Theo ông Lịch, cần phải làm rõ thế nào là phí, thế nào là thuế. Phí là trả tiền để được nhận lại sản phẩm tương ứng, còn thuế là nghĩa vụ phải đóng góp của người dân. Vậy thì phí sử dụng đường bộ là phí hay thuế? Bộ GTVT muốn “chống” xe cá nhân thì phải xây dựng hệ thống giao thông công cộng chứ không thể hạn chế phương tiện cá nhân bằng cách “móc hầu bao” của người dân. Ông Lịch cho rằng không thể chồng quá nhiều loại phí lên đầu phương tiện.

<

>

Phí thu về phải được công khai, minh bạch

Nhiều DN yêu cầu Bộ GTVT khi đưa vào áp dụng thu phí, hằng năm hội đồng quản lý và điều hành quỹ phải có kế hoạch dự trù kinh phí, duy tu, sửa chữa, bảo trì cụ thể để đề xuất mức thu phí phù hợp cho từng loại xe. Việc sử dụng quỹ để bảo trì đường bộ phải được công khai rõ ràng, minh bạch, bảo trì những tuyến đường nào, kinh phí bao nhiêu, tiến độ thi công như thế nào phải có cơ chế giám sát, tránh trường hợp nhà thầu kéo dài thời gian thi công để đội chi phí, rồi đè lên cổ người dân, DN để thu phí. Ngoài ra, việc quản lý nguồn quỹ này phải tránh trường hợp vừa đá bóng vừa thổi còi.

<

> <

> <

>
<

>Theo Thu Hồng - Ánh Nguyệt
NLĐ<

> <

> <

> <

>

 

Cùng danh mục

Thời gian nộp thuế sẽ giảm thêm 88,86 giờ từ 15/11

Thông tin trên được ông Bùi Văn Nam - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo giới thiệu về Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11) hướng dẫn Nghị định 91/2014/NĐ-CP chiều 28/10.

Thông tư 151/2014/TT-BTC Quy định mới về thuế GTGT có hiệu lực từ 15/11/2014

Chiều 21/10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã chính thức ký ban hành Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11/2014), hướng dẫn Nghị định 91 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. Theo đó, nhiều quy định mới về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã được sửa đổi.