Từ 1/8/2011, các tổ chức, cá nhân có thể bị phạt đến 30 triệu đồng đối với hành vi giả mạo, khai man chứng từ, báo cáo tài chính

23/10/2019

Ngày  26/5/2011, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 39/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán. Theo đó, mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, các tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 30 triệu đồng; tăng 10 triệu đồng so với quy định trước đây. Cụ thể: các hành vi giả mạo, khai man chứng từ kế toán, thoả thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán, lập chứng từ kế toán có có nội dung các liên không giống nhau; không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; huỷ bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng chứng từ kế toán có thể bị xử phạt đến 30 triệu đồng. Đối với hành vi không lập hoá đơn bán hàng theo quy định khung phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.

Các hành vi mở sổ sách kế toán ngoài hệ thống sổ sách kế toán chính thức của đơn vị; giả mạo sổ kế toán; thoả thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo sổ kế toán; cố ý để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị; huỷ bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ kế toán sẽ bị phạt từ 15 đến 30 triệu đồng. Cụ thể;

Đối với các hành vi vi phạm về báo cáo tài chính như: Không lập báo cáo tài chính hoặc lập báo cáo tài chính không đầy đủ về nội dung; lập và trình bày báo cáo tài chính không đúng phương pháp, không rõ ràng, nhất quán; nộp chậm báo cáo tài chính từ 1 đến 3 tháng sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 15 triệu đồng. Các hành vi vi phạm như: Nộp báo cáo tài chính chậm quá 3 tháng; không đúng số liệu trên sổ kế toán và chừng từ kế toán; giả mạo, khai man số liệu trên báo cáo tài chính sẽ bị phạt từ 15 đến 30 triệu đồng.

Ngoài ra Nghị định còn quy định bổ sung thêm hành vi vi phạm trong việc tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng, vi phạm quy định về báo cáo quyết toán vào danh sách các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán; quy định tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính khác. Quyền phạt tiền của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cũng tăng lên như: Thanh tra viên có quyền phạt tiền đến 500.000đ (trước đây là 200.000 đồng); Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn có quyền phạt tiền đến 2 triệu đồng (trước đây là 500.000 đồng); Chánh thanh tra Sở, Chủ tịch UBND quận, huyện, TP trực thuộc Trung ương có quyền phạt tiền đến 30 triệu đồng (trước đây là 20 triệu đồng). Nghị định còn ban hành mẫu Biên bản vi phạm hành chính, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán để thực hiện thống nhất trong cả nước.

Các quy định sửa đổi, bổ sung này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2011, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ do đó các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh cần biết để thực hiện đúng các quy định hiện hành./.

N.T.L - TCT

Cùng danh mục

Thời gian nộp thuế sẽ giảm thêm 88,86 giờ từ 15/11

Thông tin trên được ông Bùi Văn Nam - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo giới thiệu về Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11) hướng dẫn Nghị định 91/2014/NĐ-CP chiều 28/10.

Thông tư 151/2014/TT-BTC Quy định mới về thuế GTGT có hiệu lực từ 15/11/2014

Chiều 21/10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã chính thức ký ban hành Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11/2014), hướng dẫn Nghị định 91 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. Theo đó, nhiều quy định mới về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã được sửa đổi.