Lạm phát giảm tốc nhưng vẫn ở mức cao

21/09/2019

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2011 cả nước tăng 2,21% so với tháng 4, đưa CPI 5 tháng qua tăng 12,07%. Mức tăng tháng 5 này chỉ thua kém mức tăng đột biến của tháng 5/2008 là 3,9%.

Hiện tại, tốc độ tăng CPI đã bắt đầu chậm lại trước các nỗ lực kiềm chế lạm phát của Chính phủ và các bộ, ngành.<

>


Giá cả hàng hóa có xu hướng giảm dần (ảnh: Việt Hưng).<

>

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 của cả nước tăng ở 10/11 nhóm hàng hóa, với mức tăng 0,25 - 3,19%; riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,68%.<

>

Tăng cao nhất trong tháng là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, với mức tăng 3,19%. Tiếp đến là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,01%; trong đó, thực phẩm tăng 3,53%, ăn uống ngoài gia đình tăng 2,67% và lương thực tăng 1,77%.

Nhóm giao thông có mức tăng 2,67% và nhóm hàng hóa, dịch vụ khác cũng có mức tăng ấn tượng là 2,06%. Tăng thấp nhất là nhóm giáo dục với mức tăng 0,25%.

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, mặc dù CPI tháng 5 đã có sự giảm tốc đáng kể so với tháng 4 nhưng đây vẫn là mức tăng khá cao. Qua theo dõi dãy số liệu thống kê các tháng 5 của 15 năm gần đây, mức tăng CPI tháng 5/2011 chỉ thua kém mỗi mức tăng đột biến của tháng 5/2008 là 3,9%. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 5 vẫn ở mức cao là do các nhóm hàng hóa thiết yếu tiếp tục tăng giá mạnh.

Ngoài ra, các tác động trễ của hai đợt tăng giá xăng dầu liên tiếp trong tháng 2, tháng 3 và tăng giá điện trong tháng 3 đã khiến giá cả nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường tăng mạnh. Tính chung 5 tháng qua, CPI cả nước đã tăng 12,07% và và nếu so với cùng kỳ năm trước, CPI tăng 19,78%.

Tính theo địa phương, trong tháng này, CPI Hà Nội tăng 1,76% và TPHCM tăng 2,38%.

Dù không đưa vào tính chỉ số giá hàng tháng nhưng giá vàng và USD luôn được người dân quan tâm. Trong tháng 5, giá vàng tăng 1,43% so với tháng 4, đưa giá vàng 5 tháng qua tăng 4,8% so với tháng 12/2010, tăng 38,38% so với bình quân 5 tháng năm 2010. Ngược lại, giá USD giảm 0,98% so với tháng 4 và chỉ tăng 1,03% so với tháng 12/2010 và tăng 10,46% so với bình quân 5 tháng năm 2010.

Theo dự báo từ Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), CPI tháng 6 tới sẽ tăng khoảng 0,7 - 0,8% so với tháng 5. Nguyên nhân là do các yếu tố làm giảm sức ép tăng giá như: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp vẫn đạt khá; nhu cầu và giá cả một số hàng hoá thiết yếu trong nước đang có xu hướng giảm hoặc ổn định; các giải pháp thắt chặt tiền tệ, giảm đầu tư công, giảm chi thường xuyên… đã phát huy tác dụng.

An Hạ

Cùng danh mục

Thời gian nộp thuế sẽ giảm thêm 88,86 giờ từ 15/11

Thông tin trên được ông Bùi Văn Nam - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo giới thiệu về Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11) hướng dẫn Nghị định 91/2014/NĐ-CP chiều 28/10.

Thông tư 151/2014/TT-BTC Quy định mới về thuế GTGT có hiệu lực từ 15/11/2014

Chiều 21/10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã chính thức ký ban hành Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11/2014), hướng dẫn Nghị định 91 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. Theo đó, nhiều quy định mới về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã được sửa đổi.