Đa số các đại biểu tham gia buổi tọa đàm góp ý hoàn thiện Dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ do Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổng cục Thuế tổ chức chiều qua (18/8) tại Hà Nội, đều cho rằng quy định cho phép doanh nghiệp tự in hoá đơn là bước đột phá trong cải cách thủ tục thuế. Tuy nhiên, vẫn còn một số hệ luỵ của bước đột phá này vẫn đang là câu hỏi chưa lời giải.<
>
Quản lý hóa đơn từ lâuđã là lĩnh vực phức tạp với nhiều thủ tục "nhiêu khê", phiền hà, gây khó khăn, tốn kém cả về thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp. Đồng thời, trong các cơ quan quản lý thuế, bộ phận quản lý ấn chỉ cũng ngày càng "phình to". Tình trạng gian lận trong quản lý, sử dụng hóa đơn, mua bán hóa đơn... suốt thời gian dài không có dấu hiệu giảm.
Để khắc phục bất cập đó,ngày 14/5/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP. Sau khi Nghị định ra đời, Bộ Tài chính đã gấp rút hoàn thành Dự thảo Thông tư gồm 7 phần và 31 điều hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Vạn sự khởi đầu nan
Luật gia Vũ Xuân Tiền, Ủy viên Ban chấp hành Hội Luật gia Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Công ty Tư vấn VFAM nhận xét: Giao quyền và trách nhiệm cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong việc tạo lập, quản lý và sử dụng hóa đơn phục vụ kinh doanh là xu hướng hoàn toàn đúng. Xin nhiệt liệt hoan nghênh một cải cách thiết thực này! Tuy nhiên, việc chuyển từ quản lý rất chặt chẽ của cơ quan thuế sang việc các doanh nghiệp tự quyết định trong việc in hóa đơn, trong điều kiện sự minh bạch trong quản lý kinh tế, xã hội chưa được tôn trọng, lượng tiền mặt sử dụng trong lưu thông quá lớn... đặt ra không ít vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết, với một lộ trình hợp lý.
Theo ông Tiền, Dự thảo Thông tư đã bám sát những nội dung cần hướng dẫn thực hiện Nghị định 51. Nghị định này ban hành ngày 14/5/2010 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2011, song cho đến nay (ngày 18/8), Thông tư hướng dẫn chưa ban hành là quá chậm. Thời gian còn lại là quá ngắn, cộng đồng doanh nghiệp, các cơ sở in hóa đơn chắc chắn sẽ trở tay không kịp.
|
Luật gia Vũ Xuân Tiền, Ủy viên Ban chấp hành Hội Luật gia Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Công ty Tư vấn VFAM Việt Nam. Ảnh: K.H. |
Theo ông Tiền có 13 nhóm vấn về trong Dự thảo Thông tư cần phải nghiên cứu, trao đổi để đảm bảo tính khả thi cao hơn gồm: Loại và hình thức hóa đơn, chứng từ; Nội dung bắt buộc trên hóa đơn; Tạo hóa đơn tự in; Bán, cấp hóa đơn do cục thuế đặt in; Phát hành hóa đơn của tổ chức, cá nhân kinh doanh; Nhận dạng hóa đơn giả, ngăn chặn hóa đơn nối bản...
Đặc biệt, nên tập trung làm rõ vềđiều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong 3 trường hợp: tự in hóa đơn,đặt in hóa đơn, mua hóa đơn do cơ quan thuếđặt in và bán cho doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh như hiện nay. Mặc dù những nội dung này đã được đề cập tại Dự thảo Thông tư song còn tản mạn, khó nhận biết chính xác.
Cần rõ ràng hơn
Tiến sỹ Nguyễn Văn Tuyến, Trường Đại học Luật Hà Nội góp ý: Nguyên tắc chung khi ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định phải bám sát và tôn trọng các quy định đã có trong Nghị định, chỉ làm rõ hơn những quy định nào còn chung chung, không rõ ràng, không cụ thể, tránh nhắc lại nguyên văn những điều khoản đã quy định chi tiết trong Nghị định. Cần sắp xếp lại bố cục của Thông tư theo hướng gộp phần V và phần VI thành một phần, với tiêu đề chung là "Kiểm tra, thanh tra, tố cáo, xử lý vi phạm hành chính về hóa đơn và khiếu nại hành chính về hóa đơn". Như vậy sẽ đảm bảo tính chặt chẽ, logic khoa học hơn.
|
Tiến sỹ Nguyễn Văn Tuyến, Trường Đại học Luật Hà Nội. Ảnh: K.H. |
Tiến sỹ Tuyến cho rằng, cần xem lại nội dung quy định tại khoản 3 Điều 4 "Về một số loại hóa đơn đặc thù không nhất thiết phải có chữ ký của người mua hoặc người bán trên hóa đơn". Quy định này tuy có thể thuận lợi cho các bên giao dịch nhưng lại gây khó khăn cho cơ quan thuế khi xácđịnh nghĩa vụ thuế của người mua và người bán về những giao dịch bán hàng hóa, dịch vụ mà họđã thực hiện (vì không có chữ ký trên hóa đơn nên khó xác định được họ có phải là người mua hàng hoặc người bán hành không để xác định nghĩ vụ thuế đối với họ). Cần có quy định rõ hơn về hiệu lực pháp lý của hóa đơn và thời điểm phát sinh hiệu lực pháp lý của hóa đơn, vì có thể có sự nhầm lẫn về hiệu lực pháp lý giữa hóađơnđã công bố phát hành nhưng chưa sử dụng với hóađơnđã phát hành vàđã sử dụng khi giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Ngoài ra, cần có quyđịnh riêng về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ nhằmđảm bảo sự công bằng về quyền lợi cho họ trong giao dịch mua bán.
Còn nhiều hệ luỵ chưa tính đến
Đồng tình với nội dung Dự thảo Thông tư, tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Mai vàông Nguyễn Hoàng Giang đến từ Công ty Luật TNHH VLCđưa ra mộtloạt câu hỏi còn bỏ ngỏ:
Cuối tháng 8/2010, Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn Nghịđịnh 51. Vậy khi văn bản đã được thi hành thì đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu không lớn về hóa đơn (từ 10 - 20 cuốn) thì nhà in có nhận in không?Thực tế, các công ty, văn phòng luật nhu cầu về hóa đơn không nhiều, không nhất thiết phải in hàng trăm cuốn hóa đơn một lúc. Công ty không có bộ phận chuyên về vi tính, việc thực hiện cài đặt, inấn hóa đơn sẽ gặp nhiều khó khăn.
Trướcđây khi Bộ Tài chính phát hành hóa đơn, hiện tượng mua bán hóa đơn khống, trốn thuế vẫn xảy ra, Nhà nước không quản lýđược. Vậy khi soạn thảo Nghịđịnh trình Chính phủ, Bộ Tài chính đã nghĩ tới cách quản lý việc thu thuế như thế nào?
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhu cầu về hóa đơn ít, nhưng nay lại phải cộng thêm một khoản tiền để thuê thiết kế mẫu và in hóa đơn như vậy, Chính phủ và Bộ Tài chính đã lường trước vấn đề là giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp này sẽ tăng lên không và đã nghĩ ra các biện pháp khắc phục tình trạng tăng giá chưa?
Nếu cho phép in hóa đơnđiện tửsẽ xảy ra tình trạng hóađơn giả rất nhiều và cuối cùng doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vậy, có biện pháp nào khắc phục tình trạng này?
<>Theo Kim Hoa/eFinance<
>