Chuyển từ thu phí xăng dầu sang thu thuế bảo vệ môi trường

30/11/2018

Đó là ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Thuế Bảo vệ môi trường. Ông Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách giải trình: phí xăng, dầu hiện hành thực chất là khoản thu mang tính chất thuế vì được thu vào sản phẩm xăng, dầu, không phân biệt mục đích sử dụng, số thu phí nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước. Xét về bản chất, phí áp dụng đối với quá trình sản xuất ra hàng hóa gây ô nhiễm, song về cơ bản, xăng, dầu tiêu thụ trong nước lại là hàng nhập khẩu.<

>

<

><

> <

>

Bên cạnh đó, hiện nay các cơ sở sản xuất, chế biến xăng, dầu, cơ sở khai thác dầu thô phải nộp các khoản phí môi trường đối với nước thải, chất thải rắn và hoạt động khai thác khoáng sản. Khi áp dụng Luật thuế bảo vệ môi trường thì doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản phí trên. Do vậy, việc chuyển từ thu phí xăng, dầu sang thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu là phù hợp với bản chất nguồn thu.

Ngoài ra, thể hiện quan điểm về việc có nên thu tiền lập Quỹ bảo trì đường bộ thông qua giá xăng, dầu hay không, ông Hiển cho rằng, việc thu Quỹ bảo trì đường bộ thông qua xăng, dầu là không hợp lý.

Về phương pháp tính thuế, Thường trực Ủy ban Tài chính và Ngân sách thiên về phương án áp dụng mức thuế tuyệt đối để tạo sự đơn giản, minh bạch trong tổ chức thực hiện.

N.N

Cùng danh mục

Thời gian nộp thuế sẽ giảm thêm 88,86 giờ từ 15/11

Thông tin trên được ông Bùi Văn Nam - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết tại buổi họp báo giới thiệu về Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11) hướng dẫn Nghị định 91/2014/NĐ-CP chiều 28/10.

Thông tư 151/2014/TT-BTC Quy định mới về thuế GTGT có hiệu lực từ 15/11/2014

Chiều 21/10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã chính thức ký ban hành Thông tư 151/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ 15/11/2014), hướng dẫn Nghị định 91 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. Theo đó, nhiều quy định mới về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã được sửa đổi.