Biểu thuế TNCN áp dụng đối với hộ, cá nhân kinh doanh

10/11/2018

CĂN CỨ PHÁP LUẬT:

-   Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 của Quốc hội;

-   Nghị định 100/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;

-   Thông tư 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;

TƯ VẤN:

Hộ, cá nhân kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam sau khi xác định được thu nhập chịu thuế, được giảm trừ gia cảnh, trừ tiền làm từ thiện để xác định thu nhập tính thuế,căn cứ biểu thuế lũy tiến từng phần xác định số thuế TNCN phải nộp, cụ thể:

 

Bậc thuế

Phần thu nhập

tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập

tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

 

Phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần (đối với thu nhập thường xuyên) được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:

 

Bậc

Thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5

5 %

0 Trđ + 5 TNTT

5 % TNTT

2

Trên 5 đến 10

10 %

0,25 Trđ + 10 %

TNTT trên 5 Trđ

10% TNTT – 0,25 Trđ

3

Trên 10 đến 18

15 %

0,75 Trđ + 15 %

TNTT trên 10 Trđ

15% TNTT – 0,75 Trđ

4

Trên 18 đến 32

20 %

0,95 Trđ + 20 %

TNTT trên 18 Trđ

20% TNTT – 1,65 Trđ

5

Trên 32 đến 52

25 %

4,75 Trđ + 25 %

TNTT trên 32 Trđ

25% TNTT – 3,25 Trđ

6

Trên 52 đến 80

30 %

9,75 Trđ + 30 %

TNTT trên 52 Trđ

30% TNTT – 5,85 Trđ

7

Trên 80

35 %

18,15 Trđ + 35 %

TNTT trên 80 Trđ

35% TNTT – 9,85 Trđ

 

* Trong đó TNTT (thu nhập tính thuế): Ông A có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng đã trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc là 90 triệu đồng và ông A phải nuôi 2 con dưới 18 tuổi. Trong tháng ông A không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

a) Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông A được tính như sau:

* Ông A được giảm trừ các khoản sau:

- Cho bản thân là 4 triệu đồng.

- Cho 2 người phụ thuộc: 1,6 triệu đồng x 2 người = 3,2 triệu đồng.

* Thu nhập tính thuế áp vào biểu thuế lũy tiến từng phần để tính số thuế phải nộp là:

90 triệu đồng – 4 triệu đồng – 3,2 triệu đồng = 82,8 triệu đồng.

* Số thuế  phải nộp được tính là:

- Bậc 1: Thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%.

5 triệu đồng x 5 % = 0,25 triệu đồng.

- Bậc 2: Thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%.

(10 triệu đồng – 5 triệu đồng) x 10 % = 0,5 triệu đồng.

- Bậc 3: Thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất là 15 %.

(18 triệu đồng – 10 triệu đồng) x 15 % = 1, 2 triệu đồng.

- Bậc 4: Thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20 %.

(32 triệu đồng – 18 triệu đồng) x 20 % = 2,8 triệu đồng.

- Bậc 5 Thu nhập tính thuế trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng, thuế suất 25%.

(52 triệu đồng – 32 triệu đồng) x 25 % =  5 triệu đồng.

- Bậc 6 Thu nhập tính thuế trên 52triệu đồng đến 80 triệu đồng, thuế suất 30%.

(80 triệu đồng – 52 triệu đồng) x 30 % =  8,4 triệu đồng.

- Bậc 7 Thu nhập tính thuế trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng, thuế suất 30%.

(82,8 triệu đồng – 80 triệu đồng) x 35 % =  0,98 triệu đồng.

Như vậy với mức thu nhập trong tháng là 90 triệu đồng, tổng số thuế Thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông A theo biểu thuế lũy tiến từng phần là:

(0,25 + 0,5 + 1,2 + 2,8 + 5 + 8,4 + 0,98) = 19,13 triệu đồng.

b) Để thuận tiện cho việc tính toán, ông A có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn như sau:

Sau khi giảm từ gia cảnh, thu nhập tính thuế của ông A là 82,8 triệu đồng, số thuế phải nộp của ông A được xác định thuộc bậc 7 của biểu thuế lũy tiến từng phần.

- Số thuế được tính theo cách 1 là:

18,5 triệu đồng + (82,8 triệu đồng – 80 triệu đồng) x 35 % = 19,13 triệu đồng.

- Số thuế được tính theo cách 2 là:

35% x 82,8 triệu đồng – 9,85 triệu đồng = 19,13 triệu đồng.

Cùng danh mục

Thời điểm xác định hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế

Theo Tổng cục Thuế, thời điểm xác định hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế (NNT) được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế hoặc hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế...

Giải đáp thắc mắc về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc (Công văn 2412/TCT-TNCN)

Công văn 2412/TCT-TNCN năm 2014 vướng mắc về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc của cục Thuế tỉnh Kiên Giang do Tổng Cục Thuế ban hành.