Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quản lý đại lý thuế

10/10/2018

Dịch vụ đại lý thuế là lĩnh vực mới xuất hiện tại Việt Nam. Các đại lý thuế là công cụ đắc lực của cơ quan thuế trong việc quản lý thuế. Đại lý thuế có trách nhiệm kê khai, nộp thuế cho người nộp thuế.

QUẢN LÝ ĐẠI LÝ THUẾ TRÁCH NHIỆM CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN QUẢN LÝ ĐẠI LÝ THUẾ

LUẬT SƯ TƯ VẤN:

Trách nhiệm của cơ quan Thuế các cấp đối với đại lý thuế

1.1. Tổng cục Thuế:

a- Tổ chức thi và cấp Chứng chỉ hành nghề làm thủ tục về thuế thống nhất tập trung trên cả nước.

b- Tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật thuế, kế toán cho người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế; cho các nhân viên đại lý thuế định kỳ hàng năm hoặc khi có sửa đổi, bổ sung hay ban hành mới về pháp luật thuế.

c- Tiếp nhận và quản lý hồ sơ đăng ký đại lý thuế và nhân viên đại lý thuế.

d- Xác nhận danh sách đăng ký hành nghề đại lý thuế.

e- Tạm đình chỉ hoạt động dịch vụ làm thủ tục về thuế đối với đại lý thuế vi phạm pháp luật và thông báo cho cơ quan Thuế các cấp biết.

f- Tạm đình chỉ, thu hồi Chứng chỉ hành nghề đối với nhân viên đại lý thuế và xoá tên trong danh sách đăng ký nhân viên đại lý thuế.

g- Thông báo công khai:

- Danh sách đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế đã đăng ký hành nghề đến cơ quan Thuế các cấp và đăng trên Website của Tổng cục thuế vào tháng 12 hàng năm.

- Danh sách bổ sung đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế mới đăng ký hành nghề hoặc ngừng hoạt động hành nghề tới cơ quan Thuế các cấp và đăng trên Website của Tổng cục Thuế trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Danh sách đại lý thuế bị tạm đình chỉ hoạt động, nhân viên đại lý thuế bị tạm đình chỉ, bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề, thời gian bị tạm đình chỉ đến cơ quan Thuế các cấp và trên Website của Tổng cục Thuế;

- Nội dung công khai bao gồm: Tên đại lý thuế, năm thành lập, địa chỉ trụ sở chính, số lượng nhân viên đại lý thuế, họ và tên nhân viên, số Chứng chỉ hành nghề và các thông tin cần thiết khác có liên quan đến đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế.

h- Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong việc chấp hành pháp luật, và các quy định của Thông tư này đối với các đại lý thuế.

i- Tổng hợp báo cáo, đánh giá định kỳ hàng năm về tình hình hoạt động của các nhân viên đại lý thuế, các đại lý thuế.

j- Khi nhận hồ sơ dự thi, hồ sơ đăng ký nhân viên đại lý thuế, hồ sơ đăng ký hành nghề đối với đại lý thuế nếu kiểm tra thấy hồ sơ không đủ, đúng quy định thì Tổng cục Thuế phải thông báo bằng văn bản cho người dự thi, đại lý thuế biết trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.

1.2. Cục Thuế và Chi cục Thuế:

a- Công khai danh sách đại lý thuế, nhân viên đại lý thuế tại trụ sở cơ quan Thuế.

b- Quản lý, kiểm tra, thanh tra theo chức năng tình hình hoạt động của các nhân viên đại lý thuế, các đại lý thuế hoạt động tại địa phương theo quy định của Tổng cục Thuế và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

c- Đôn đốc các đại lý thuế báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình hoạt động của các đại lý thuế trên địa bàn và tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình hoạt động, đề xuất kiến nghị; Chi cục Thuế gửi Cục Thuế trước ngày 15/4 hàng năm, Cục Thuế gửi Tổng cục Thuế trước ngày 30/4 hàng năm.

Chúc bạn thành công!

Cùng danh mục

Năm 2015 sẽ ứng dụng quản lý thuế tập trung

Cùng với việc sửa đổi chính sách, cắt giảm những thủ tục không cần thiết để đơn giản hóa thủ tục hành chính, Tổng cục Thuế đang triển khai ứng dụng hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS). Theo kế hoạch, từ nay đến tháng 11/2015 sẽ triển khai ứng dụng này trên phạm vi toàn quốc.

Tạo môi trường và cơ hội cho đại lý thuế phát triển

Chia sẻ với gần 300 chuyên gia cao cấp về thuế đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Hội nghị thường niên Hiệp hội tư vấn thuế châu Á- châu Đại Dương (AOTCA) vừa tổ chức tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh cho biết, hiện nay Việt Nam có trên 500 nghìn doanh nghiệp (DN) và 1,2 triệu hộ kinh doanh cá thể, hàng triệu người nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng mới chỉ có 130 công ty đã được cấp phép hành nghề đại lý thuế.