Chính sách thuế GTGT của các quốc gia trên thế giới

02/10/2021

Nếu như năm 1989 chỉ có 43 quốc gia áp dụng thuế Giá trị gia tăng (GTGT) thì đến năm 2012 đã có trên 150 nước áp dụng sắc thuế này.

 

 

Song song với việc báo cáo Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13, Chính phủ cũng thông tin về những kinh nghiệm áp dụng chính sách thuế GTGT ở nhiều quốc gia trên thế giới.

MỨC THUẾ SUẤT VÀ SỐ LƯỢNG MỨC THUẾ SUẤT THUẾ GTGT 
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU ÂU NĂM 2011
<

>

23.16 410x284 Thuế GTGT đang được các quốc gia trên thế giới áp dụng thế nào?

Nguồn: IMF

<

>

Theo Ngân hàng Thế giới (2012), qua thống kê mức thuế suất của 112 nước, có 88 nước có mức thuế suất từ 12% đến 25% (trong đó 56 nước có mức thuế suất từ 17% đến 25%), còn lại 24 nước phổ biến ở mức hơn 10%. Các nước xung quanh Việt Nam như Lào, Indonesia, Campuchia cũng có mức thuế suất phổ biến là 10%; Trung Quốc có mức thuế suất phổ thông là 17% và mức ưu đãi là 13%. Philipines có mức thuế suất 12%.

Ở một số quốc gia, ví dụ Cananda, bên cạnh việc chính quyền trung ương thu thuế GTGT, chính quyền địa phương của một số bang cũng thu thêm loại thuế này. Hàn Quốc từ năm 2012 cũng đã điều chỉnh tăng thuế suất thuế GTGT từ 10% lên 10,5%, trong đó số thu thuế GTGT từ 0,5% thuế suất tăng thêm được chuyển giao cho địa phương (ngoài số phân cấp nguồn thu từ thuế GTGT chung).

Mức thuế suất thuế GTGT có sự khác biệt khá lớn giữa các quốc gia. Mức thuế suất thuế GTGT đặc biệt cao ở các nước phát triển ở trong EU và thuộc Đông Âu. Cũng có quốc gia có mức thuế suất thuế GTGT thấp hơn 10%, ví dụ như ở Nhật Bản là 5%, ở Singapore và Thái Lan là 7%. Đối với Nhật Bản, Hạ viện đã thông qua kế hoạch nâng mức thuế suất lên 8 – 10%.

Xu hướng chung của các nước hiện nay là tăng cường vai trò của thuế GTGT, đồng thời từng bước giảm dần thuế suất thuế thu nhập để tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Trong 3 năm gần đây (2009-2011) đã có 13 trong tổng số 27 quốc gia trong EU đã điều chỉnh tăng mức thuế suất phổ thông thuế giá trị gia tăng của mình.

Theo Nghị quyết của Hội đồng Châu Âu 006/112/EC ngày 28/11/2006 về hệ thống thuế GTGT chung thì trong giai đoạn 1/1/2006-31/12/2010, các nước thành viên EU phải đảm bảo mức thuế suất thuế GTGT tối thiểu là 15% (kéo dài đến 31/12/2015) (Điều 97).

Trong khu vực Châu Á, chính sách thuế GTGT cũng đang được nhiều nước xem xét sửa đổi. Tháng 7/2012, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua lộ trình điều chỉnh tăng thuế suất thuế GTGT từ 5% hiện hành lên 8% vào tháng 4/2014 và sau đó lên 10% vào tháng 10/2015. Thái Lan đang xem xét kế hoạch điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế GTGT từ 7% lên 10%.

MỨC THUẾ SUẤT PHỔ THÔNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á NĂM 2011
<

>

23.25 410x232 Thuế GTGT đang được các quốc gia trên thế giới áp dụng thế nào?

Nguồn: IMF

<

>

Theo điều tra của Ngân hàng Thế giới, hiện nay có khoảng 54% số nước áp dụng thuế GTGT có biểu thuế suất gồm 1 mức (không tính mức thuế suất 0% cho xuất khẩu); 23% số nước áp dụng biểu thuế suất thuế GTGT với hai mức thuế suất và số còn lại là nhiều hơn hai mức.

Việc áp dụng một mức thuế suất sẽ góp phần hạ thấp chi phí tuân thủ thuế, đơn giản hóa các yêu cầu về quản lý, trong khi đó, áp dụng nhiều mức thuế suất có thể làm gia tăng chi phí thu nộp thuế (đối với cả người nộp thuế và cơ quan thuế).

Có 23% số nước bên cạnh mức thuế suất phổ thông có quy định thêm mức thuế suất thuế GTGT thấp hơn đối với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ nhà nước cần khuyến khích và tiêu dùng hay là đối với những nhóm hàng hóa và dịch vụ mà những người có thu nhập thấp thường phải dành một phần thu nhập lớn hơn cho việc tiêu dùng. Danh mục các nhóm hàng hóa, dịch vụ được áp dụng mức thuế suất thấp cũng rất khác nhau giữa các nước.

Nhìn chung, mức thuế suất thấp thường được áp dụng đối với những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như: thực phẩm; sản phẩm y tế; sản phẩm nông nghiệp… và đây là những sản phẩm mà những người có thu nhập thấp trong xã hội sử dụng nhiều (xét trong mối tương quan với thu nhập của họ).

Nhóm hàng hóa và dịch vụ được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT thấp hơn mức thuế suất phổ thông ở một số quốc gia như sau:

- Trung Quốc: Mức thuế suất thuế GTGT phổ thông là 17%; mức thuế suất thấp 13% được áp dụng đối với một số nhóm hàng và dịch vụ thiết yếu như thực phẩm, ngũ cốc, nước sạch, phân bón, thức ăn gia súc…;

- Nga: Mức thuế suất thấp 10% (mức thuế suất phổ thông là 18%) được áp dụng đối với ba nhóm hàng hóa cơ bản là: Thực phẩm thiết yếu; một số sản phẩm dành cho trẻ em và sản phẩm y tế…;

- Anh: Mức thuế suất thấp 5% (mức thuế suất phổ thông là 20%) được áp dụng đối với ghế ngồi cho trẻ em trong ô tô; sản phẩm cai thuốc lá…

- Đức: Mức thuế suất thấp 7% (mức thuế suất phổ thông là 19%) được áp dụng đối với: thực phẩm, cây trồng và vật nuôi; sách giáo khoa và báo; sản phẩm nghệ thuật và sưu tầm; phí tham quan vào các di sản văn hóa…

Về việc xác định mức thuế suất thấp, Ủy ban Châu Âu có khuyến nghị mức thuế suất này không nên thấp hơn 5%.

Theo Giaoduc.net.vn

Cùng danh mục

Từ ngày 17/7 Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với hóa chất nhập khẩu từ Trung Quốc

Ngày 17 tháng 7 Bộ Thương mại Mỹ đã áp thuế chống bán phá giá đối với hóa chất Calcium hypochlorite nhập khẩu từ trị trường Trung Quốc vào Mỹ.

Nhằm phục hồi kinh tế Nhật Bản cắt giảm thuế doanh nghiệp xuống dưới 30%

Chính phủ Nật Bản vừa xông bố kế hoạch cắt giảm thuế doanh nghiệp xuốg dưới 30% và sẽ được thực hiện qua nhiều giai đoạn trong các năm tới.