Bộ trưởng Tài chính Thụy Sĩ Eveline Widmer-Schlumpf (ảnh) ngày 18/5 tuyên bố sẽ sớm có được giải pháp chấm dứt những tranh cãi xoay quanh cáo buộc cho rằng một số ngân hàng Thụy Sĩ giúp người giàu Mỹ trốn thuế lên tới hàng tỷ USD.
<> <
> <>Hiện hai bên đang tiến đến thời điểm đưa ra giải pháp này sau khi đã nhất trí được phương thức giải quyết. Bà Widmer-Schlumpf cho biết chỉ còn một vài điểm cần được thảo luận với các nhà chức trách Mỹ, song việc đạt được kết quả cuối cùng sẽ không còn lâu nữa.<
> <>Chính phủ Thụy Sĩ đã tiến hành các cuộc đàm phán kéo dài nhiều năm nay để chấm dứt việc điều tra của Mỹ với nhiều ngân hàng Thụy Sĩ, bao gồm Credit Suisse và Julius Baer.<
> <>Cũng trong ngày 18/5, tờ Tages-Anzeiger có trụ sở tại Zurich, Thụy Sĩ, đưa tin giới chức trách Mỹ đã chia các ngân hàng Thụy Sĩ thành bốn loại. Nhóm thứ nhất (A) gồm 13 ngân hàng trong đó có Credit Suisse và Julius Baer, sẽ phải có thỏa thuận tài chính hoặc thừa nhận vi phạm và bị phạt; Nhóm thứ hai (B) gồm 20 đến 30 ngân hàng mà đã chào đón các khách hàng Mỹ nhưng không phải là đối tượng điều tra của luật pháp; Nhóm thứ ba và thứ tư (C và D) cũng ít bị tác động hơn.<
> <>Theo Tages-Anzeiger, các thỏa thuận có thể ngốn của các ngân hàng ước chừng 10 tỷ franc Thụy Sĩ.<
> <>Các nhà chức trách Mỹ đã tiến hành điều tra các cá nhân và ngân hàng Thụy Sĩ kể từ khi buộc ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS trả 780 triệu USD (720 triệu franc) tiền phạt năm 2009 và chính phủ Thụy Sĩ sau đó đã chuyển giao thông tin của hàng ngàn các khách hàng của ngân hàng này.<
> <>Bí mật ngành ngân hàng Thụy Sĩ cũng đang bị Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu G20 tấn công.<
> <>Nhờ quy định giữ bí mật thông tin khách hàng, Thụy Sĩ đã trở thành trung tâm gửi tiền nước ngoài lớn nhất thế giới với tổng giá trị tài sản lên tới 2.000.<
> <>Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính khiến chính phủ nhiều nước gặp khó khăn phải tìm các biện pháp ngăn chặn tình trạng trốn thuế.<
> <>Theo Vietnam+<
>