Quy định thuế về Trường hợp cá nhân có nhà cho thuê muốn nhận tiền cho thuê là không có thuế (GTGT, TNCN), tiền thuế do bên đi thuê chịu

15/11/2018

Trường hợp cá nhân có nhà cho thuê muốn nhận tiền cho thuê là không có thuế (GTGT, TNCN), tiền thuế do bên đi thuê chịu thì có phù hợp với quy định của Luật thuế không? Nếu không, phải làm như thế nào để người cho thuê nhận được tiền thuê sau thuế mà vẫn thực hiện đúng Luật định? Tại sao lại nên ký hợp đồng cho thuê có cả thuế?

CĂN CỨ PHÁP LUẬT:

- Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 của Quốc hội;

- Nghị định 100/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;

- Thông tư 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;

LUẬT SƯ TƯ VẤN:

Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì nghĩa vụ nộp thuế (thuế GTGT, thuế TNCN) về hoạt động cho thuê nhà thuộc nghĩa vụ của người cho thuê. Do vậy nếu tiền thuế do người đi thuê chịu là không phù hợp với quy định pháp luật. Tuy nhiên để thuận lợi cho cả 2 bên (người cho thuê và người thuê), trong trường hợp thỏa thuận tiền thuê NET (sau thuế) thì trong hợp đồng ghi rõ tiền thuế do người đi thuê nộp hộ người thuê.

Tuy nhiên, một khuyến nghị với cá nhân có nhà cho thuê là nên ký hợp đồng thuế với giá cho thuê có cả thuế vì các lý do sau:

Do chính sách điều tiết về thuế GTGT (VAT) và thuế TNCN đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh có giảm hơn trước: Thuế GTGT áp dụng tỷ lệ khoán thấp hơn; thuế thu nhập cá nhân ngoài tỷ lệ ấn định thu nhập chịu thuế thấp còn được giảm trừ gia cảnh, từ thiện, thu nhập tính thuế được áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần; cá nhân có tài sản là đồng sở hữu thì thu nhập chịu thuế được chia cho những người đồng sở hữu. Mặt khác việc quy đổi ra thu nhập có thuế cũng rất phức tạp, nghĩa vụ thuế do bên đi thuê chịu là không đúng quy định pháp luật. Cho thuế với giá có thuế việc tính toán xác định số thuế phải nộp sẽ đơn giản hơn, đúng với quy định về nghĩa vụ thuế là người có thu nhập.

Ví dụ cụ thể:

Gia đình ông A ở Hà Nội có nhà cho công ty TNHH B thuê, giá thuê 1 tháng là 23 triệu đồng, thời gian thuê là 01 năm. Công ty TNHH B trả tiền 01 lần/năm cho gia đình ông A và có trách nhiệm đóng góp các thuế phải nộp vào NSNN.

Hoạt động cho thuê nhà với giá không có thuế là 23 triệu đồng/tháng so sánh với cách tính thuế  giữa 2 năm 2008 và 2009 như sau:

Năm 2008 tính thuế GTGT (VAT), thuế TNDN đơn giản; theo quy định của Cục thuế Hà Nội tỷ lệ khoán trên doanh thu đối với thuế GTGT là 10% và thuế thu nhập doanh nghiệp là 13 %; quy đổi thành thu nhập có cả thuế sẽ là:

23 triệu/(100 % - 23 %) = 29.870.139 đồng. Như vậy công ty sẽ nộp thay thuế GTGT, thuế TNDN cho ông A là 6.870.130 đồng và giá tiền cho thuê là 29.870.130 đồng.

Năm 2009: Theo biểu tính thuế quy đổi của Cục thuế Hà Nội tính số thuế phải nộp như sau:

+ Xác định doanh thu có thuế GTGT và thuế TNCN

Căn cứ biểu tính trên thì mức thu nhập tính thuế/tháng được áp vào bậc 2 vì (23.000.000 đ x 37 % = 8.510.000 đ)

Doanh thu đã có thuế:

= (DT chưa có thuế - 0,25 triệu đồng)/0,923

= (23 triệu đồng – 0,25 triệu đồng)/0,923

= 24.647.887 đồng.

* Thuế GTGT (VAT) phải nộp = 24.647.887 đồng x 40 % x 10 % = 985.915 đồng.

* Thuế TNCN phải nộp:

- Tính thu nhập tính thuế: 24.647.887 đồng x 37 % = 9.119.718 đồng (không trừ gia cảnh).

- Tính thuế TNCN:

Bậc 1: 5.000.000 x 5 % = 250.000đồng.

Bậc 2: (9.119.718 -5.000.000) x 10 % = 411.972 đồng.

Thuế TNCN phải nộp = 250.000 + 411.972 = 661.972 đồng.

Tổng số thuế GTGT (VAT) và thuế TNCN phải nộp là:

985.915 đồng + 661.912 đồng = 1.647.827 đồng.

Như vậy so sánh (01 loại thuế này) của 2009 với thuế phải nộp năm 2008 thí số thuế phải nộp giảm là 5.222.173 đồng (6.870.000đ – 1.647.827đ). Số thuế giảm này nếu ông A ký hợp đồng có cả thuế thì ông sẽ được hưởng (tức là ông A sẽ tăng thêm thu nhập). Do ông ký hợp đồng không có thuế nên số thuế giảm này đơn vị đi thuê được hưởng. Với cách quy đổi này phức tạp nên tốt nhất ông A ký hợp đồng lại với thu nhập có cả thuế vừa đảm bảo thực hiện đúng chính sách thuế đồng thời lại tăng thu nhập.

Cùng danh mục

Thông tư hướng dẫn thực hiện Quy định về thu tiền thuê đất và thuê mặt nước

Đây là một trong những nội dung tại Thông tư 77/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 46/2014/NĐ-CP Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

Triển khai nghị định của Chính phủ về thu tiền thuê đất và sử dụng đất

Ngày 25/6/2014, tại Hà Nội, Cục Quản lý Công sản và Viện Chiến lược & chính sách tài chính, Bộ Tài chính đã phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Nghị định 45/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất, Nghị định số 46/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ về Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và Thông tư số 76, 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính.