Bộ trưởng tài chính giải trình về chấp hành pháp luật về phí và lệ phí

13/08/2022

Ngày 11/4 , Ủy ban Tài chính Ngân sách đã tổ chức phiên giải trình về chấp hành pháp luật về phí và lệ phí đối với Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng và một số bộ ngành có liên quan. Các ý kiến của đại biểu tại phiên giải trình tập trung vào các nội dung như thẩm quyền ban hành văn bản; Công tác thanh tra, kiểm tra sai phạm; Công tác quản lý thu chi đối với phí và lệ phí…

Báo cáo giải trình trước UBTVQH, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, Pháp lệnh phí và lệ phí được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 8 năm 2001, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2002. Qua 12 năm triển khai thực hiện Pháp lệnh phí và lệ phí đã đạt được một số kết quả nhất định,<

>

Theo quy định của Pháp lệnh Phí và lệ phí, Danh mục phí gồm 73 loại phí, được sắp xếp thành 12 nhóm theo tính chất công việc gắn với lĩnh vực, nhóm ngành có những đặc điểm về kinh tế kỹ thuật tương tự như nhau. Danh mục lệ phí gồm 43 loại lệ phí, được xếp thành 5 nhóm, phù hợp với nhóm các công việc quản lý hành chính nhà nước.

Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về phí, lệ phí, bao gồm: Chính phủ, Bộ Tài chính (hoặc liên Bộ), Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và đồng thời giao cho Chính phủ quy định chi tiết Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh và quy định thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về từng khoản phí, lệ phí cụ thể cho phù hợp.

Cho đến nay, việc triển khai thi hành pháp luật về phí, lệ phí thu được một số kết quả đáng kể như ban hành Hệ thống văn bản một cách kịp thời, đồng bộ theo đúng thẩm quyền quy định tạo ra khung pháp lý rõ ràng, góp phần lập lại trật tự kỷ cương trong việc ban hành, tổ chức thu nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí:

Qua theo dõi thực hiện, các Bộ ngành đã triển khai thực hiện đúng các quy định của Pháp lệnh phí, lệ phí và các văn bản hướng dẫn. Đối với các địa phương đã chấp hành tốt các quy định của Nhà nước trong ban hành các loại phí, lệ phí theo Danh mục các loại phí, lệ phí đã được phân cấp; mức thu phí, lệ phí thực hiện trong khung mức thu của Bộ Tài chính hướng dẫn; ban hành theo thẩm quyền, theo đó HĐND cấp tỉnh là cơ quan quyết định, trên cơ sở đề xuất của UBND cấp tỉnh .

Hệ thống văn bản pháp luật phí và lệ phí được ban hành đã góp phần cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh và phục vụ tốt quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

Báo cáo giải trình của Bộ trưởng cũng đã chỉ rõ những điểm còn hạn chế và  phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về phí và lệ phí trong tương lai.

Tại phiên giải trình, ĐBQH cũng đã chất vấn, đề nghị Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng làm rõ một số vấn đề liên quan đến phí và lệ phí, tập trung vào một số nội dung về tính thống nhất phí và lệ phí; Công tác thanh tra, kiểm tra sai phạm; Công tác thu chi đối với phí và lệ phí.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, ĐB Trần Ngọc Huynh cho rằng hiện nay, người dân đang phải “gánh” hàng trăm loại phí gây áp lực lên cuộc sống. Ngoài ra, các bộ ngành và địa phương ban hành nhiều loại phí ko có trong Danh mục,  Bộ Tài chính đã đưa ra những biện pháp gì kiểm soát phí và lệ phí trái luật.

Ở góc nhìn khác, ĐB Phùng Quốc Hiển băn khoăn khi người dân không hiểu đâu là phí, lệ phí, đâu là giá dịch vụ chính. Vì vậy người dân nhầm lẫn thậm chí bị lừa. Nhiều nơi lợi dụng danh nghĩa nhà nước nhưng thực chất là của tổ chức cá nhân quy định những loại là phí nhưng thực chất là giá mà người dân phải  gánh chịu. Bộ trưởng nêu rõ, Pháp lệnh phí và lệ phí quy định có 73 loại phí và 43 loại lệ phí, trong đó quy định rõ cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật với phí và lệ phí bao gồm chính phủ, Bộ Tài chính và HĐND cấp Tỉnh.

Đến nay đã có 280 văn bản hướng dẫn các khoản phí và lệ phí. Từ khi Pháp  lệnh phí ra đời, Bộ Tài chính phối hợp với bộ ngành địa phương đã rà soát sửa đổi, bãi bỏ 340 khoản lệ phí đã ban hành không đúng quy định; Trình Thủ tướng ban hành Chỉ thị 24/2007/CT-TTg yêu cầu địa phương rà soát tình  hình phí và lệ phí, bãi bỏ ngay những khoản phí và lệ phí ko đúng quy định và không có trong Danh mục phí và lệ phí.

Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 24, Bộ Tài chính nhận được phản ánh một số địa phương đã thu  những khoản thu không có  trong danh mục phí và lệ phí nhưng vẫn sử dụng tên gọi phí và lệ phí như khoản thu xây dựng cơ sở hạ tầng ngoaị biên như đường giao thông, trung tâm y tế, các khoản thu tự nguyện như quỹ địa phương, quỹ khuyến học; hoặc có địa phương dù đã được Thủ tướng chính phủ miễn một số khoản thu phí an ninh, phí phòng chống thiên tai, nhưng khi thực hiện các khoản thu tương tự  đóng góp quỹ quốc phòng an ninh; quỹ phòng chống thiên tai nhưng các địa phương vẫn gọi là phí gây nhầm lẫn. Thực tế cho thấy khi phát sinh các khoản đóng góp thì phí thì người dân lại nghĩ ngay đến phí và lệ phí, dù đó là những khoản đóng góp hoàn toàn tự nguyện. Một số khoản thu theo quy chế giá và giá dịch vụ cũng được hiểu nhầm là phí và lệ phí như phí chung cư, phí bốc dỡ container.

Bộ trưởng cũng bày tỏ sự thấu hiểu đối với những khó khăn của người dân khi phải nộp rất nhiều khoản núp bóng phí, lệ phí. “Bộ Tài chính rất thông hiểu trong điều kiện hết sức khó khăn, nhưng phí vẫn thu. Trong khi đó nhiều khoản thu không phải là phí nhưng vẫn gọi là phí càng gây bức xúc cho người dân”

Về câu hỏi của một số đại biểu liên quan đến 21 khoản thu có tên trong Danh mục phí và lệ phí nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn, Bộ trưởng cho biết, trong quá trình xây dựng Danh mục Phí và Lệ phí, có những loại phí do dự báo có thể phát sinh nhưng đến nay chưa phát sinh hoặc việc thu các khoản phí đó chưa phù hợp nên chưa  xây dựng văn bản hướng dẫn như phí luồng lạch, phí phá sản…

Trong thời gian tới, để khắc phục những tồn tại, bất cập, việc nghiên cứu sửa đổi Pháp lệnh Phí và lệ phí tập trung vào một số nội dung trọng tâm như: Rà soát lại Danh mục Phí và Lệ phí theo hướng bổ sung vào danh mục một số loại phí, lệ phí đang được quy định tại các văn bản QPPL khác nhằm bảo đảm tính thống nhất theo quy định của pháp luật phí và lệ phí; Đưa ra khỏi Danh mục một số khoản phí mà trong thực tế theo các văn bản khác là giá dịch vụ hoặc quy định không thu và các loại phí có tên trong danh mục nhưng thực tế chưa phát sinh; Đối với các loại dịch vụ có thể thu hút sự đầu tư của xã hội như phí gửi xe, phí chợ… chuyển sang cơ chế về giá. Những lĩnh vực hoạt động không thực hiện xã hội hóa do Nhà nước thực hiện thì tiếp tục giữ trong danh mục như hiện hành.

Trả lời câu hỏi của các đại biểu về phân cấp quản lý và quyền quyết định loại phí còn gì bất cập, có lợi ích ngành, địa phương hay không, Bộ trưởng khẳng định, theo quy định phải có tên trong Danh mục mới được phép thu, Chính phủ quy định chi tiết danh mục phí và lệ phí, và nghiêm cấm các tổ chức cá nhân tự đặt ra các loại phí và lệ phí. Các khoản phí và lệ phí thuộc địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định theo phân cấp. Pháp luật quy định rất rõ ràng và chặt chẽ  về Danh mục phí lệ phí, phân cấp cụ thể cho từng cơ quan chức năng có thẩm quyền do vậy không có chuyện bộ này hay địa phương kia tự đặt ra các khoản phí và lệ phí để thu lợi hoặc cục bộ cho từng địa phương.

Theo Mof.gov.vn

Cùng danh mục

Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ

Theo Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/09/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, từ ngày 01/11/2014...

Thủ tướng yêu cầu tập trung cải cách thủ tục hành chính Thuế

Theo Thông báo 288/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và cải cách thủ tục hành chính thuế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu của ngành Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng trong những năm qua đã có nhiều đóng góp lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.