<
“Quốc hội sẽ không ban hành một Nghị quyết cho phép miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tương tự như năm 2009 bởi theo quan điểm điều hành thì khi suy thoái kinh tế phải kích thích tiêu dùng, kích thích đầu tư còn khi lạm phát thì phải thắt chặt…”
<
<
><
>Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh - mối quan tâm của nhiều người (ảnh: VTC)<
> <>Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã có cuộc trao đổi với báo giới bên lề kỳ họp Quốc hội.<
>Năm 2009, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết cho phép miễn, giảm thuế TNCN đối với một số khoản có thu nhập của các cá nhân.. Xin ông cho biết, năm nay Quốc hội có tính đến việc này nữa không?<
>Việc Quốc hội ban hành Nghị quyết cho phép miễn thuế TNCN năm 2009 là trong hoàn cảnh nền kinh tế đang bị suy thoái do ảnh hưởng tài chính toàn cầu. Lúc đó, Quốc hội thực hiện chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí các loại, trong đó có thuế thu nhập cá nhân nhằm kích thích tiêu dùng đồng nghĩa với kích thích sản xuất.<
>Còn năm nay thì lạm phát gia tăng cho nên phải có chính sách hút tiền ra khỏi lưu thông đồng thời với chính sách thắt chặt tài chính, tiền tệ, thắt chặt cả tiêu dùng nên đối với thuế TNCN phải là ngựơc lại.<
>Như vậy nghĩa là không kỳ vọng Quốc hội tiếp tục ra Nghị quyết miễn thuế TNCN?<
>Tôi nghĩ rằng, Quốc hội sẽ không ban hành một Nghị quyết tương tự bởi theo quan điểm điều hành thì khi suy thoái kinh tế phải kích thích tiêu dùng, kích thích đầu tư. Còn khi lạm phát thì phải thắt chặt.<
>Mọi người cũng phải nhìn nhận cho đúng là thuế TNCN hiện chỉ mới đánh vào khoảng 330.000 người có thu nhập cao hơn mức thu nhập bình quân của xã hội mà thôi, trong khi chúng ta hiện đang có trên 51 triệu người lao động có thu nhập và nếu không cẩn thận thì sắc thuế này không còn là thuế TNCN nữa mà sẽ trở thành thuế thu nhập cao như ngày xưa.<
>Thuế TNCN phải bảo đảm nguyên tắc đã có thu nhập thì phải nộp thuế. Tuy nhiên cũng phải tính đến các yếu tố xã hội như giảm trừ gia cảnh, miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp thuế đối với những trường hợp gặp khó khăn nhưng vẫn phải bảo đảm là thuế TNCN. Có một số quan điểm muốn xoay lại nếu vậy thì trở thành thuế thu nhập cao.<
>Nhưng với mức nộp thuế tính từ 4 triệu đồng/tháng (chưa tính giảm trừ gia cảnh) là quá thấp?<
>Chúng ta chưa nên vội vàng đánh giá vì sắc thuế này còn mới. Chính sách, pháp luật, đặc biệt là chính sách thuế cứ muốn là thay đổi, chưa kịp thi hành đã sửa theo áp lực lạm phát, áp lực xã hội, áp lực báo chí… Chính sự thay đổi này nhiều khi phản tác dụng.<
>Nhiều người nói sao giá cả tăng lên như vậy, đời sống nhân dân còn khó khăn như vậy nhưng ta phải xem lại rằng, bộ phận khó khăn là những người nằm ngoài diện phải nộp thuế TNCN. Trong khi đó hơn 50 triệu người lao động có bị ảnh hưởng gì đâu.<
>Hiện nay, Bộ Tài chính đang có ý định chỉnh sửa đối với loại thế này? Quan điểm của ông thế nào?<
>Người ta chỉ đang nghiên cứu và chắc chắn còn nhiều ý kiến khác nhau, họ cũng đang nghiên cứu về thuế TNCN đối với cả đầu tư chứng khoán thế nào.<
>Theo tôi, chính sách phải để ổn định trước đã, đừng vì câu chuyện sóng gió hôm nay mà chúng ta lại đi thay đổi trong khi chúng ta mong muốn nhất là sự ổn định.<
>Các chuyên gia nước ngoài phê phán chúng ta nhiều nhất là chính sách không ổn định, nhiều chính sách bị thay đổi do áp lực từ báo chí.<
>Xin cám ơn ông!<
>