Bộ Tài chính đang lấy ý kiến xây dựng Thông tư hướng dẫn một số quy định về thuế GTGT đối với các DN viễn thông hoạt động theo quy định của Luật Viễn thông.<
>
<
>DN viễn thông trực tiếp giao dịch với khách hàng và thu cước thực hiện xuất hóa đơn GTGT và khai nộp thuế GTGT<
>Khái niệm “dịch vụ viễn thông”, “dịch vụ ứng dụng viễn thông” thực hiện theo quy định của Luật Viễn thông và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông.
Thuế GTGT đối với cước kết nối
Hàng tháng, căn cứ dữ liệu về chi phí cước kết nối phát sinh với các DN viễn thông khác xác định được trên tổng đài, DN viễn thông tạm xác định chi phí cước kết nối để xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc tháng phát sinh cước kết nối, các DN viễn thông phải hoàn thành việc đối soát số liệu về cước kết nối và phát hành hóa đơn GTGT cho các DN viễn thông khác.
Doanh thu, thuế GTGT đầu ra chênh lệch giữa hóa đơn với số đã tạm tính và khai theo từng DN viễn thông kết nối được khai vào Bảng kê hàng hóa, dịch vụ bán ra của tháng đối soát. Chi phí, thuế GTGT đầu vào chênh lệch giữa hóa đơn với số đã tạm tính và khai theo từng DN viễn thông kết nối được khai vào bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào tháng đối soát.
Trường hợp các DN hoàn thành đối soát chậm dẫn đến phát hành hoá đơn GTGT cung ứng dịch vụ cước kết nối sau ngày thứ 60 kể từ ngày kết thúc tháng phát sinh cước kết nối thì DN sẽ thực hiện khai điều chỉnh theo quy định và bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định hiện hành.
Thời điểm xác định hành vi vi phạm là ngày nộp hồ sơ khai thuế của tháng phát sinh doanh thu cước kết nối chậm đối soát.
Khai, nộp thuế GTGT đầu ra
Trường hợp DN viễn thông có dịch vụ cước trả sau mà hoạt động cung cấp dịch vụ, tính cước do DN viễn thông hoặc các trung tâm nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đảm nhiệm, các chi nhánh, cửa hàng trực thuộc chỉ thực hiện một số khâu hỗ trợ như in hoá đơn, thu cước và không phân chia doanh thu thì DN viễn thông hoặc các trung tâm khai, nộp thuế GTGT; chi nhánh, cửa hàng không khai, nộp thuế GTGT đối với phần doanh thu này.
Hoá đơn đối với doanh thu này do các DN viễn thông, trung tâm cung cấp dịch vụ, tính cước phát hành hoặc do chi nhánh, cửa hàng thu cước thực hiện nhưng mang tên, mã số thuế của DN viễn thông, trung tâm cung cấp dịch vụ đồng thời trên hoá đơn có ký hiệu mã chi nhánh, cửa hàng.
Trường hợp việc cung ứng dịch vụ viễn thông và dịch vụ ứng dụng viễn thông cho khách hàng do các DN viễn thông hạch toán phụ thuộc cùng phối hợp thực hiện và thuế thu nhập DN được hạch toán, khai tập trung tại trụ sở chính thì:
DN viễn thông trực tiếp giao dịch với khách hàng và thu cước thực hiện xuất hóa đơn GTGT và khai nộp thuế GTGT; phân chia doanh thu chưa có thuế GTGT theo thỏa thuận cho DN viễn thông phối hợp cung cấp dịch vụ mà không phải xuất hóa đơn GTGT.
Ví dụ: Tập đoàn A có DN viễn thông B và viễn thông tỉnh C là 2 đơn vị hạch toán phụ thuộc cùng phối hợp cung ứng dịch vụ di động trả sau. Thuế TNDN do Tập đoàn A hạch toán và khai tập trung. DN viễn thông B đảm bảo về hạ tầng viễn thông, viễn thông tỉnh C thực hiện chiến lược kinh doanh và quản lý, thu cước đối với khách hàng. Giữa hai DN có thỏa thuận phân chia doanh thu theo tỷ lệ DN viễn thông B: 80%, viễn thông tỉnh C 20%. Tháng 10/2010 doanh thu cước dịch vụ di động là 100 tỷ, thuế GTGT: 10 tỷ. Viễn thông tỉnh C xuất hóa đơn cho khách hàng và khai, nộp thuế GTGT: 10 tỷ tại tỉnh C. Căn cứ thỏa thuận về phân chia doanh thu: viễn thông tỉnh C ghi nhận doanh thu 20 tỷ, DN viễn thông B ghi nhận doanh thu 80 tỷ.
<>Ngoài ra, dự thảo thông tư còn hướng dẫn phân bổ thuế GTGT đầu vào đối với tài sản cố định đầu tư, khai thuế GTGT đối với dịch vụ viễn thông và dịch vụ ứng dụng viễn thông khuyến mại...<
>Hoàng Hà - DDDN
<>