Một trong các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu mà Chính phủ đề ra năm 2011 là giảm tỉ lệ huy động vào ngân sách so với GDP để nuôi dưỡng nguồn thu.<
>
Trao đổi với ông Trần Văn (ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính và ngân sách của Quốc hội) về vấn đề nêu trên.
Thưa ông, tỉ lệ huy động vào ngân sách trong các năm gần đây khoảng 25-26%, vượt kế hoạch đề ra cho giai đoạn 2006-2010 (21-22%)?
Tỉ lệ huy động vào ngân sách so với GDP như vậy là cao. Tuy nhiên, trong tỉ lệ huy động đó ngoài phần đóng góp của các sắc thuế, phí và lệ phí thì đóng góp của dầu khí chiếm phần quan trọng. Theo tôi được biết, mức huy động vào ngân sách 25-26% là tính huy động chung, phần thu từ nội địa và thu xuất nhập khẩu của mình chỉ khoảng 20%.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho hay tỉ trọng thu từ doanh nghiệp nhà nước, từ dầu thô có dấu hiệu giảm trong các năm từ 2006-2008, thu từ hải quan phục hồi trong các năm này và tăng ở tỉ trọng thu liên quan đến nhà đất, khu vực doanh nghiệp FDI và kinh tế tư nhân?
Xu hướng chung hiện nay là tỉ lệ đóng góp của phần thu nội địa cũng tăng, do đó cần có sự điều chỉnh để làm sao khu vực dân doanh có tích lũy hợp lý để đầu tư phát triển, đầu tư đổi mới công nghệ, rồi tham gia cạnh tranh không chỉ trên thị trường nội địa mà cả thị trường quốc tế.
Theo ông, nhằm giảm tỉ lệ huy động vào ngân sách so với GDP để nuôi dưỡng nguồn thu, Chính phủ nên có chính sách cụ thể nào?
Chương trình tiếp tục đổi mới, cải cách về thuế nằm trong chiến lược chung về tài chính quốc gia, sẽ có xem xét, tính toán để điều chỉnh một số luật thuế. Chẳng hạn, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ có những điều chỉnh hợp lý để tăng cái tích lũy cho đầu tư cả nền kinh tế nói chung, trong đó có khu vực dân doanh.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đã được giảm từ 28% xuống 25% vào năm 2008?
Có xu hướng sẽ thấp hơn. Cụ thể thì phải chờ trong thời gian tới, khi nào sửa đổi, bổ sung một số luật về tài chính thì các luật về thuế sẽ được quan tâm, xem xét. Về thuế xuất nhập khẩu, theo lộ trình cam kết hội nhập đã và đang giảm dần, ngoài ra còn các chính sách khuyến khích xuất khẩu khác.
<
>
Phát biểu góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đảng XI vào đầu tháng 10, GS.TSKH Nguyễn Mại (chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài) cho rằng tỉ lệ huy động vào ngân sách so với GDP có quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Khi tỉ lệ huy động tăng lên cũng đồng nghĩa với phần GDP dành cho tiêu dùng giảm đi tương ứng. Tỉ lệ huy động còn có quan hệ với tích tụ vốn của các doanh nghiệp, khi tỉ lệ huy động cao đồng nghĩa với việc tích tụ vốn của doanh nghiệp thấp. |
Theo V.V.Thành
Tuổi trẻ