Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp: Lấy ngắn nuôi dài

01/03/2019



Dự án Nghị quyết về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp nếu được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII thì ước tính tổng số thuế miễn, giảm đối với nông dân rất lớn - được coi là nguồn vốn rất quan trọng tái đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn và tạo động lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư sản xuất nông nghiệp.<

>

<

>

Miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp sẽ tạo động lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư sản xuất nông nghiệp<

>

Với việc đề nghị miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp như Dự án Nghị quyết về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp thì ước tính số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn, giảm bình quân hàng năm khoảng 1,7-1,8 triệu tấn quy thóc, theo giá thóc hiện nay khoảng 3,6 triệu đồng/tấn thì tổng số thuế miễn, giảm đối với nông dân sẽ là 6.000 - 6.500 tỷ đồng/năm và cả giai đoạn 2011-2015 là 30.000-32.500 tỷ đồng; giai đoạn 2011-2020 là 60.000-65.000 tỷ đồng (tính theo giá 2010).

Giải pháp tài chính tại chỗ

Theo các đại biểu, thực hiện chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cùng với thực hiện có hiệu quả chính sách miễn thuỷ lợi phí, chính sách tăng đầu tư ngân sách, đầu tư từ trái phiếu chính phủ đối với hạ tầng kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, nông nghiệp (giao thông, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện, trạm y tế...); cùng với việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình đào tạo, dạy nghề nông thôn... sẽ tạo thành một hệ thống cơ chế đầu tư, khuyến khích phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân đồng bộ và có hiệu quả hơn. Với mức miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp như dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thì mức miễn giảm bình quân một hộ nông dân trực tiếp được hưởng khoảng 550.000 - 600.000 đ/năm cũng là phần tài chính khá quan trọng hỗ trợ trực tiếp đến từng hộ nông dân.

Theo báo cáo đánh giá của Chính phủ: Việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trong 10 năm tới theo dự thảo Nghị quyết sẽ tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư quốc tế, trong việc huy động các nguồn lực đầu tư ở trong nước vào sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp sẽ khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp. Do thực hiện thu thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất vượt hạn mức sẽ khuyến khích sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả; hạn chế việc bỏ hoang đất, đồng thời các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải tính toán hiệu quả sử dụng đất nhằm đảm bảo có thu nhập khá hơn. Qua đó thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Tránh trục lợi

Tuy nhiên để đạt được các mục tiêu đề ra Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị: Rà soát quá trình thực thi việc miễn, giảm; căn cứ vào tình hình mới, đặc biệt là những định hướng mới của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế nông nghiệp để có điều chỉnh phù hợp: Miễn, giảm thuế thực chất là chính sách ưu đãi về thuế. Vì vậy, việc miễn, giảm cần có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào lĩnh vực cụ thể, tránh ưu đãi dàn trải, kém hiệu quả. Cần phân loại đối tượng được miễn, giảm thuế theo mục đích sử dụng đất (đất trồng lúa, làm muối, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp...), phân kỳ sử dụng đất (mới đưa vào sử dụng hoặc đã canh tác lâu năm) để có chính sách miễn, giảm phù hợp.

Trên thực tế, việc quản lý và sử dụng đất đai, trong đó có đất nông nghiệp những năm qua còn nhiều hạn chế. Nhiều diện tích đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, tình trạng hoang hóa, lãng phí tài nguyên đất đai diễn ra ở một số địa phương. Đặc biệt, việc sử dụng đất ở một số nông, lâm trường đang là vấn đề bức xúc trong dư luận do không kiểm soát được quỹ đất, buông lỏng quản lý dẫn đến trục lợi từ đất đai, thất thoát nguồn thu cho NSNN. Vì vậy, để bảo đảm hiệu quả thực tế của chính sách miễn, giảm thuế, đi đôi với việc ban hành chính sách, cần rà soát, đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất nông trường, lâm trường. Đồng thời cần quy định rõ trong Dự thảo Nghị quyết về việc chỉ thực hiện miễn, giảm thuế cho diện tích đất nông nghiệp được sử dụng đúng mục đích; kiên quyết thu hồi và áp dụng các chế tài xử lý theo quy định của pháp luật đối với diện tích đất bỏ hoang hóa, sử dụng sai mục đích, lãng phí - ông Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm UB Tài chính- Ngân sách nhấn mạnh.

<

> <

>

<

>Về đối tượng được miễn thuế theo dự thảo Nghị quyết của Quốc hội: Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ cho nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối; Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của hộ nghèo; Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp do Nhà nước công bố cho các đối tượng: Hộ gia đình, cá nhân nông dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp (kể cả đất được thừa kế, cho tặng, nhận chuyển quyền sử dụng đất); Hộ gia đình, cá nhân là xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã nhận đất giao khoán ổn định theo quy định của pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã để sản xuất nông nghiệp; Hộ gia đình, cá nhân là nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định theo quy định của pháp luật của doanh nghiệp, Nông trường, Lâm trường để sản xuất nông nghiệp; Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp có quyền sử dụng đất nông nghiệp góp ruộng đất của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật Hợp tác xã.<

>

Về đối tượng được giảm thuế: Giảm 50% số thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu hàng năm đối với diện tích đất nông nghiệp của các đối tượng không thuộc diện được miễn thuế theo quy định trên gồm: Diện tích đất nông nghiệp vượt trên hạn mức giao đất nông nghiệp nhưng không quá hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân nông dân được Nhà nước giao đất; hộ gia đình, cá nhân là xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã nhận đất giao khoán ổn định theo quy định của pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã để sản xuất nông nghiệp; hộ gia đình, cá nhân là nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định theo quy định của pháp luật của doanh nghiệp, nông trường, lâm trường để sản xuất nông nghiệp; hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp có quyền sử dụng đất nông nghiệp góp ruộng đất của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật Hợp tác xã. Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt trên hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thì phải nộp 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp; Các tổ chức kinh tế; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác đang quản lý sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp (kể cả diện tích đất nông nghiệp của các tổ chức đang quản lý nhưng giao cho tổ chức, cá nhân khác nhận thầu theo hợp đồng để sản xuất nông nghiệp).

<

> <

>

DDDN - Phan Nam<

> <

>

Cùng danh mục

Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ

Theo Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/09/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, từ ngày 01/11/2014...

Thủ tướng yêu cầu tập trung cải cách thủ tục hành chính Thuế

Theo Thông báo 288/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và cải cách thủ tục hành chính thuế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu của ngành Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng trong những năm qua đã có nhiều đóng góp lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.