Dự thảo thuế có thể ‘bóp chết’ ngành công nghiệp ô tô?

23/02/2019

Dự thảo sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ô tô tải nguyên chiếc mới đây của Bộ Tài chính với lộ trình giảm thuế sớm hơn và thậm chí thấp hơn so với cam kết gia nhập WTO vào thời điểm năm 2014-2017 đang khiến các doanh nghiệp ô tô trong nước đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn.<

>

Theo dự kiến của Bộ Tài chính tại công văn 13590/BTC-CST, ngày 11/10/2010, xe ô tô tải có tổng tải trọng dưới 5 tấn sẽ chịu thuế nhập khẩu từ ngày 1/1/2011 là 35%, thay cho mức 80% hiện hành. Đáng chú ý là mức thuế suất nhập khẩu mà Bộ Tài chính dự kiến này giảm nhanh hơn rất nhiều so với mức thuế suất 70% mà Việt Nam đạt được trong các cam kết với WTO vào thời điểm cuối.

Đối với xe tải trên 5 tấn đến 10 tấn, mức thuế suất dự kiến của Bộ Tài chính từ năm 2011 cũng chỉ còn 25%, trong khi hiện đang áp dụng là 54-55% và theo cam kết WTO thời điểm cuối là 50%.

Ở dòng xe tải từ 10 đến 20 tấn, mức thuế suất được dự kiến là 25% trong khi thuế suất đang áp dụng là 30% và cam kết WTO thời điểm cuối là 50%.

Theo ý kiến của Bộ Tài chính, xe tải là tư liệu sản xuất của các doanh nghiệp để vận chuyển hàng hóa nên mức thuế suất hiện hành đối với xe dưới 10 tấn là quá cao. Trong khi đó, việc sản xuất của các doanh nghiệp trong nước chỉ dừng ở mức lắp ráp, những phần chính của ô tô như động cơ, chassis vẫn phải nhập khẩu. Việc điều chỉnh thuế với xe tải, theo hướng chỉ chênh lệch với bộ linh kiện, phụ tùng khoảng 10-15% cũng được Bộ Tài chính cho là phù hợp, vừa bảo vệ sản xuất trong nước vừa không ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp khi mua ô tô tải.

Phẫn nộ trước dự thảo thuế nhập khẩu với ô tô tải nguyên chiếc do Bộ Tài chính đưa ra, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) cho hay, doanh nghiệp khi đầu tư lâu dài cho sản xuất ô tô đã dựa trên các cam kết của Chính phủ với khu vực ASEAN hay WTO. Nay đột ngột rút ngắn hơn so với lộ trình và thuế suất thậm chí còn thấp hơn so với các mức thuế suất đã cam kết được thì doanh nghiệp chỉ có nước phá sản hoàn toàn.

“Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô được Chính phủ, Bộ Công thương ban hành là những định hướng để doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư. Nay chúng tôi đã bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để phát triển theo định hướng của Chính phủ thì Bộ Tài chính lại đột ngột khuyến khích nhập khẩu ô tô nguyên chiếc bằng việc hạ nhanh thuế nhập khẩu có khác nào bắt doanh nghiệp phá sản”, ông Dương bất bình.

Nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô Chu Lai Trường Hải đã đi vào hoạt động năm 2004 với với số vốn đầu tư ở thời điểm đó là 550 tỷ đồng và quy mô sản xuất 25.000 xe/năm.

Cho tới thời điểm này, ngoài 3 nhà máy lắp ráp ô tô tải, ô tô bus, xe du lịch và 5 nhà máy sản xuất linh kiện ô tô hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, cũng như các nhà máy phụ trợ sản xuất khung gầm, thùng xe, ghế ngồi, lốp xe…tại Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai-Trường Hải, Thaco đang tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư khác cùng đến Chu Lai sản xuất các chi tiết phụ tùng linh kiện ô tô nhằm gia tăng tỷ lệ nội địa hóa của các dòng xe ô tô. Thậm chí Thaco còn thành lập Trường cao đẳng dậy nghề ô tô ngay tại Chu Lai để cung cấp nhân lực cho các nhà máy của mình.

Tuy nhiên với dự định giảm thuế nhanh cho xe tải của Bộ Tài chính, hàng nghìn tỷ đồng mà Thaco đang đầu tư có nguy cơ mất trắng, cộng thêm khoảng 2.000 lao động đang trực tiếp làm việc tại các nhà máy ở Đồng Nai và Quảng Nam của doanh nghiệp sẽ phải ra đường.

Cũng bất bình không kém khi nhận được dự thảo giảm thuế của Bộ Tài chính, đại diện Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) cho hay, công ty bắt đầu đầu tư từ năm 2004 và tới nay đã đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 50% ở các sản phẩm xe tải. Ngoài việc tự đầu tư và vừa dập ra được bộ khuôn ô tô tải, ô tô du lịch hoàn chỉnh ngay tại nhà máy, công ty đang tích cực mua các linh kiện phụ tùng sản xuất trong nước như  ắc quy, sắp, lộp, kính, ghế, các chi tiết cao su, nhựa, sơn, hóa chất... để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. “Nhưng nay với dự định giảm nhanh thuế nhập khẩu xe tải nguyên chiếc, thậm chí còn giảm nhanh hơn các cam kết mà Việt Nam thỏa thuận được thì chúng tôi chỉ còn nước đóng cửa nhà máy và từ bỏ giấc mơ làm ra ô tô tại Việt Nam”, ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Vinaxuki nói.

<

>Đáng chú ý là tại thời điểm này, Vinaxuki vừa hoàn tất đầu tư xong dây chuyền sản xuất khuôn mẫu ô tô đầu tiên tại Việt Nam và đã dập thành công không chỉ toàn bộ các chi tiết của xe tải mà cả toàn bộ các chi tiết để sản xuất xe du lịch 5 và 7 chỗ ngồi.<

> <

>
“Trong điều kiện kinh tế khó khăn, Chính phủ đang ra sức khuyến khích doanh nghiệp sản xuất trong nước đầu tư cho sản xuất để hạn chế nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ, tạo công ăn việc làm cho người lao động thì nếu áp dụng mức thuế trên sẽ là quá đột ngột và vô lý khiến chúng tôi chỉ còn nước phá sản”, ông Huyên nói.<

>

Đáng nói là với sự đầu tư mạnh mẽ cho sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất xe tải như Trường Hải, Vinaxuki, việc nhập khẩu sản phẩm này đã không diễn ra, góp phần giảm áp lực nhập siêu cho nền kinh tế thời gian qua.

Chia sẻ mối lo lắng của các doanh nghiệp xe tải trước nguy cơ đóng cửa nếu thuế giảm quá nhanh như dự kiến của Bộ Tài chính, ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Nặng, Bộ Công thương cho hay, hiện tại Bộ Tài chính mới lấy ý kiến của các cơ quan liên quan về vấn đề này nhưng tôi rất phản đối việc giảm thuế nhanh và sớm hơn các cam kết đã đạt được. Nhất là khi những doanh nghiệp như Trường Hải, Vinaxuki đã đầu tư rất bài bản, nghiêm túc để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm ô tô tải của mình.

“Trong khi chúng ta tốn bao công để đàm phán các điều khoản nhằm tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển và chúng tôi vẫn đang đầu tư theo kế hoạch thì Bộ Tài chính lại muốn phá vỡ nhanh chóng các cam kết, tạo cơ hội cho hàng ngoại tràn vào. Nếu thế thì khuyến khích chúng tôi đầu tư lâu dài làm gì”, ông Dương nhận xét.

Theo ĐT<

> <

>

Cùng danh mục

Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ

Theo Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/09/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, từ ngày 01/11/2014...

Thủ tướng yêu cầu tập trung cải cách thủ tục hành chính Thuế

Theo Thông báo 288/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và cải cách thủ tục hành chính thuế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu của ngành Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng trong những năm qua đã có nhiều đóng góp lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.