Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 8/2010 đạt 14,11 tỷ USD, tăng 8,2% so với tháng trước.<
><
>Tính đến hết tháng 8, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt gần 98,33 tỷ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó xuất khẩu là 45,4 tỷ USD, tăng 22,1% và nhập khẩu là 52,93 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009.<
> <>Thâm hụt thương mại trong tháng 8/2010 là 395 triệu USD bằng 5,8% kim ngạch xuất khẩu, nâng tổng mức nhập siêu của cả nước trong 8 tháng qua lên 7,53 tỷ USD và bằng 16,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước.<
> <>Xuất khẩu<
> <>1. Quy mô và tốc độ<
> <>Trị giá xuất khẩu trong tháng đạt 6,86 tỷ USD, tăng 13,7% so với tháng trước, trong đó khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất khẩu 3,11 tỷ USD, tăng 3,7% so với tháng 7/2010.<
> <>Tính đến hết tháng 8/2010, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 45,4 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước. Trị giá xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 20,87 tỷ USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ một năm trước đó.<
> <>2. Một số mặt hàng xuất khẩu chính<
> <>Hàng dệt may:xuất khẩu trong tháng đạt 1,14 tỷ USD, tăng 5,4% so với tháng 7, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 8 tháng năm 2010 đạt gần 7 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2009.Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4,26 tỷ USD, tăng 23,2% và chiếm 61% trị giá hàng dệt may xuất khẩu của cả nước.<
> <>Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam trong 8 tháng qua với kim ngạch và tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2009 lần lượt là 3,94 tỷ USD và 22,1%; 1,18 tỷ USD và 6,7%; 691 triệu USD và 14,3%. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 3 thị trường này đạt 5,81 tỷ USD, chiếm 83,2% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.<
> <>Gạo: lượng gạo xuất khẩu trong tháng 8 đạt 615 nghìn tấn, giảm mạnh 28% so với tháng trước và đơn giá bình quân đạt 373 USD/tấn, giảm 11,4%. Do đó, kim ngạch xuất khẩu gạo trong tháng đạt 229 triệu USD, giảm 129,5 triệu USD (giảm 36,2%) so với tháng trước.Tính đến hết tháng 8/2010, lượng gạo xuất khẩu của nước ta đạt 4,95 triệu tấn, tăng 6,8% và kim ngạch đạt 2,33 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2009.<
> <>Philippin tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 8 tháng qua với gần 1,5 triệu tấn, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gạo giảm ở thị trường lớn nhất của Việt Nam nhưng lại tăng mạnh sang các thị trường mới như: Ăngôla: 154 nghìn tấn, tăng 99,7%; Ghana: 123 nghìn tấn, tăng 30%; Trung Quốc: 98,1 nghìn tấn, tăng gấp 13,6 lần, Hồng Kông: 87,1 nghìn tấn, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2009.<
> <>Hàng thủy sản: tháng 8, xuất khẩu thuỷ sản đạt 488 triệu USD, tăng 4,6% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 113 triệu USD, tăng 17,9%; thị trường EU đạt 108 triệu USD, giảm 1% và xuất sang thị trường Nhật Bản đạt 89,8 triệu USD, giảm 0,3% so với tháng 7. Tính đến hết tháng 8, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 2,98 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2009.<
> <>Các đối tác chính nhập khẩu hàng thuỷ sản trong 8 tháng qua lần lượt là: sang EU đạt 733 triệu USD, tăng 4,5%; sang Nhật Bản đạt 549 triệu USD, tăng 18,8%; sang Hoa Kỳ đạt 532 triệu USD, tăng 19,5%; sang Hàn Quốc đạt 213 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.<
> <>Dầu thô: lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng là 572 nghìn tấn, tăng 15,1%, kim ngạch xuất khẩu đạt 341 triệu USD, tăng 20,3% so với tháng 7/2010. Tính đến hết tháng 8/2010, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt gần 5,5 triệu tấn, giảm 44,3% và kim ngạch đạt 3,3 tỷ USD, giảm 20,7% so với cùng kỳ năm 2009.<
> <>Dầu thô của nước ta trong 8 tháng/2010 chủ yếu được xuất sang Ôxtrâylia với hơn 2 triệu tấn, giảm 21%; sang Singapore: 962 nghìn tấn, giảm 45%; sang Malaysia: 674 nghìn tấn, giảm 50%; sang Hoa Kỳ: 445 nghìn tấn, giảm 34%…<
> <>Cao su:tháng 8, lượng cao su xuất khẩu đạt 104 nghìn tấn, tăng 17,5% so với tháng trước, và kim ngạch đạt 277 triệu USD, tăng 12,9%. Cả lượng và trị giá xuất khẩu cao su trong tháng 8 đều lập ngưỡng kỷ lục mới, cao hơn 14,7% về lượng và 40,2 % về trị giá so với mức kỷ lục của tháng 12/2009.<
> <>Tính đến hết tháng 8/2010, lượng xuất khẩu cao su đạt 431 nghìn tấn, tăng 4,3% và kim ngạch đạt 1,18 tỷ USD, tăng 93,8% so với cùng kỳ năm 2009.<
> <>Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 8 tháng qua với 252 nghìn tấn, giảm 12,3% so với 8 tháng/2009 và chiếm 58,5% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là Malaixia: 27 nghìn tấn, tăng 61,1%; Hàn Quốc: 21,4 nghìn tấn, tăng 17,4%; Đài Loan: 18,6 nghìn tấn, tăng 37,8% và Đức: 15,9 nghìn tấn, tăng 41,7%;…<
> <>Giày dép các loại:kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 467 triệu USD, giảm 4,8% so với tháng 7, nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng giày dép của nước trong 8 tháng đạt 3,24 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước.<
> <>Dẫn đầu về nhập khẩu giày dép của nước ta trong 8 tháng/2010 là thị trường EU đạt 1,45 tỷ USD, tăng 9,5% và chiếm 45% xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là thị trường Hoa Kỳ đạt 885 triệu USD, tăng 27%; Mêxicô đạt 118 triệu USD, tăng 30,5%; Nhật Bản đạt 113 triệu USD, tăng 36%;... so với cùng kỳ năm trước.<
> <>Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trong tháng xuất khẩu đạt 337 triệu USD, tăng 7% so với tháng 7, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 8 tháng năm 2010 lên 2,18 tỷ USD, tăng 30,5% so với 8 tháng/2009.<
> <>Các thị trường nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện của nước ta trong 8 tháng/2010 chủ yếu là: sang Trung Quốc: 387 triệu USD, tăng 154%; sang Hoa Kỳ: 351 triệu USD, tăng 25%; sang Nhật Bản: 251 triệu USD, tăng 7,4%... so với 8 tháng/2009.<
> <>Hoá chất: trong tháng xuất khẩu đạt 13,2 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng/2010 lên 154 triệu USD, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2009. Các thị trường chính nhập khẩu sản phẩm này trong 8 tháng qua là Inđônêxia với 28,9 triệu USD, tăng gấp hơn 200 lần; Trung Quốc: 28,5 triệu USD, tăng 9 lần; Nhật Bản: 28 triệu USD, tăng 70,8%; Ấn Độ: 14 triệu USD, tăng 84,4%;…<
> <>Dây điện & dây cáp điện: kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 120 triệu USD, tăng 2,6% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng năm 2010 lên 838 triệu USD, tăng 74,5% so với 8 tháng/2009. Dẫn đầu về thị trường nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong 8 tháng qua là các thị trường: Nhật Bản với 592 triệu USD, tăng 74,1%; Hoa Kỳ: 95,8 triệu USD, tăng 110%; Hàn Quốc: 25,2 triệu USD, tăng 249%; Trung Quốc: 14,7 triệu USD, tăng 321% so với cùng kỳ năm trước.<
> <>Tàu thuyền các loại: xuất khẩu trong tháng đạt 29,4 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này 8 tháng/2010 lên 341 triệu USD, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng tàu thuyền các loại của nước ta chủ yếu được xuất sang các thị trường: Nhật Bản: 59,5 triệu USD, Đức: 55,3 triệu USD, Hoa Kỳ:51,9 triệu USD, Inđônêxia: 40,5 triệu USD,…<
> <>II. Nhập Khẩu<
> <>1. Quy mô và tốc độ<
> <>Trị giá nhập khẩu trong tháng là 7,25 tỷ USD, tăng 3,5% so với tháng trước, trong đó khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu gần 3,2 tỷ USD, tăng 2,3%.<
> <>Tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong 8 tháng/2010 là 52,93 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 22,5tỷ USD, tăng 44,5% so với cùng kỳ một năm trước đó.<
> <>2. Một số mặt hàng nhập khẩu chính<
> <>Xăng dầu các loại: trong tháng, lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là gần 849 nghìn tấn, giảm 11,6%, nâng tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước 8 tháng lên 7,1 triệu tấn, giảm 19,4%, trị giá là 4,4 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2009.<
> <>Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với 2,6 triệu tấn, giảm 24,5%; tiếp theo là Trung Quốc: 1,2 triệu tấn, giảm 24,4%; Đài Loan: 871 nghìn tấn, giảm 49,5%; Hàn Quốc: 735 nghìn tấn, giảm 13,5%; Malayxia: 513 nghìn tấn, tăng 43,7%;…<
> <>Chất dẻo nguyên liệu: trong tháng nhập khẩu hơn 226 nghìn tấn, tăng 9,5% so với tháng trước và đạt trị giá gần 330 triệu USD. Hết tháng 8/2010, tổng lượng chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu của cả nước là 1,53 triệu tấn, kim ngạch là 2,38 tỷ USD, tăng 6% về lượng và 37,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.<
> <>Tính đến hết tháng 8/2010, chất dẻo nguyên liệu được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ: Hàn Quốc với 280 nghìn tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ 2009; A rập Xêút: 270 nghìn tấn, tăng 65,5%; Đài Loan: 231 nghìn tấn, tăng 8,1%; Thái Lan: 167 nghìn tấn, giảm 13,2%…<
> <>Phân bón các loại:tổng lượng nhập khẩu phân bón trong tháng đạt 315 nghìn tấn với trị giá gần 110 triệu USD, tăng 40,7% về lượng và 45,3% về trị giá.<
> <>Hết tháng 8/2010, nhập khẩu phân bón từ một số thị trường chính giảm như: Trung Quốc đạt: hơn 800 nghìn tấn, giảm 29%, Nga: 284 nghìn tấn, giảm 2%, Phillipin: 111 nghìn tấn, giảm 43%,…nhưng lại tăng ở một số thị trường như: Nhật Bản: 130 nghìn tấn, tăng 36%, Canada: 94 nghìn tấn, tăng 96%, Bêlarut: 81 nghìn tấn, tăng 118%,…<
> <>Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng:trong tháng, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 1,18 tỷ USD, giảm 0,2% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 8 tháng/2010 lên gần 8,6 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2009.<
> <>Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng qua có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc với 2,84 tỷ USD, tăng 16,8%; Nhật Bản: 1,61 tỷ USD, tăng 11,4%; Hàn Quốc: 645 triệu USD; tăng 19,8%; Đài Loan: 512 triệu USD, tăng 39%;…<
> <>Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập khẩu trong tháng là 457 triệu USD, tăng 10,2% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu trong 8 tháng/2010 lên hơn 3 tỷ USD, tăng 32,7% so với cùng kỳ 2009.<
> <>Hết tháng 8/2010, Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về cung cấp nhóm hàng này cho nước ta với 994 triệu USD, tăng 17,5% so với 8 tháng/2009. Tiếp theo là Nhật Bản: 646 triệu USD, tăng 31,6%; Hàn Quốc: 431 triệu USD, tăng 2,8 lần; Malaysia: 225 triệu USD, tăng 26,4% và Đài Loan: 190 triệu USD, tăng 4,2% …<
> <>Ô tô nguyên chiếc: trong tháng, lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu là 4,68 nghìn chiếc, tăng 6,2% so với tháng 7, nâng lượng nhập khẩu 8 tháng/2010 lên hơn 32 nghìn chiếc với trị giá gần 588 triệu USD.<
> <>Xe ôtô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Hàn Quốc với gần 17,6 nghìn chiếc, giảm 30,4%. Tiếp theo là Nhật Bản: 3,17 nghìn chiếc, giảm 14%; thị trường Trung Quốc: 2,76 nghìn chiếc, tăng 3,7%; Đài Loan: 2,58 nghìn chiếc, tăng 57%;… so với cùng kỳ năm 2009.<
> <>Sắt thép các loại: trong tháng, lượng sắt thép nhập khẩu là 653 nghìn tấn, tăng 5,8% so với tháng trước, trị giá nhập khẩu là gần 482 triệu USD, tăng 1,6%.<
> <>Hết 8 tháng/2010, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam là gần 5,4 triệu tấn, giảm 11,7% so với cùng kỳ năm 2009 với kim ngạch là hơn 3,73 tỷ USD. Trong đó, lượng phôi thép là gần 1,3 triệu tấn, giảm 19,3%, trị giá đạt gần 683 triệu USD.<
> <>Việt Nam nhập khẩu sắt thép trong 8 tháng/2010 chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc với 1,5 triệu tấn, tăng 157% so với cùng kỳ năm 2009; Nhật Bản: 962 nghìn tấn, tăng 8,1%; Hàn Quốc: 906 nghìn tấn, tăng 49%; Nga: 518 nghìn tấn, giảm 55%; Đài Loan: 468 nghìn tấn, giảm 43,3%; Malaixia: 457 nghìn tấn, tăng 0,7%; …<
> <>Nguyên phụ liệu dệt may, da, giày:trong tháng nhập khẩu nhóm hàng này là 816 triệu USD, giảm 1,1% so với tháng 7/2010. Trong đó trị giá nhập khẩu vải là gần 445 triệu USD, giảm 3,8%; nguyên phụ liệu dệt may da giày là 217 triệu USD, giảm 3,4%; xơ sợi dệt là 89 triệu USD, tăng 4,2% và bông là 64 triệu USD, tăng 24,3%. Dự báo sang tháng 9 và những tháng cuối năm (theo chu kỳ mùa vụ thống kê những năm gần đây) nhu cầu nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may da, giày thường tăng mạnh trong quý IV.<
> <>Hết tháng 8/2010, nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày đạt kim ngạch là 6,2 tỷ USD, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gần 4 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2009.<
> <>Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 8 tháng/2010 là: Trung Quốc: 1,16 tỷ USD, Hàn Quốc: 847 triệu USD, Đài Loan: 736 triệu USD, Hoa Kỳ: 213 triệu USD,…<
> <>Xe máy nguyên chiếc: Là nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu nhưng nhập khẩu xe máy trong tháng đạt 11,45 nghìn chiếc với trị giá là 17 triệu USD, tăng 68,3% về lượng và 84,7% về trị giá. Với kết quả này đã nâng tổng lượng nhập khẩu trong 8 tháng đạt 63,6 nghìn chiếc với trị giá là 83 triệu USD.<
> <>Trong những tháng gần đây, nhu cầu nhập khẩu xe máy dòng cao cấp tăng lên, đặc biệt trong tháng 8/2010, lượng xe máy nhập khẩu tăng cao chủ yếu do nhập khẩu các dòng xe của Italia (loại xe có giá cao) tăng mạnh với gần 5,8 nghìn chiếc, tăng gấp hơn 2 lần so với tháng 7 và chiếm 51% tổng lượng xe nhập khẩu trong tháng 8 của cả nước.<
> <>Hết 8 tháng/2010, Việt Nam nhập khẩu xe máy có xuất xứ chủ yếu từ: Thái Lan với hơn 23 nghìn chiếc, Italia: hơn 21 nghìn chiếc, Trung Quốc: 18,3 nghìn chiếc,…<
>Theo vinanet<
> <>