Tăng thuế để bảo vệ thịt nội

19/01/2019

Thực phẩm giá rẻ, trong đó có thịt ngoại ngày một ồ ạt tràn vào thị trường nội địa. Nguy cơ đẩy nông dân chăn nuôi đến chỗ thất nghiệp là điều dễ thấy.

<

>

Để bớt khó cho nông dân, cứu nguy ngành chăn chăn nuôi, Thông tư số 133 của Bộ Tài chính vừa ban hành, có hiệu lực từ ngày 24/10, quy định hầu hết các loại thực phẩm nhập khẩu sẽ phải chịu thuế từ 30 - 40%. 

Ồ ạt nhập thịt

Theo Bộ NN-PTNT, riêng 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khoảng 60.000 tấn thực phẩm các loại. Chưa kể số liệu không thể thống kê qua đường tiểu ngạch và nhập lậu.

<

>

Thông tư 133 bảo hộ tạm thời cho ngành chăn nuôi trong nước đến năm 2012. Ảnh: Trung Kiên.

<

>

Chăn nuôi trong nước liên tục gánh chịu dịch bệnh tai xanh, cúm gia cầm, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu đầu vào tăng cao. Tại khu vực An Giang, giá thịt gà hơi từ 65.000 – 70.000 đồng một kg, gà nguyên con làm sẵn từ 80.000 – 85.000 đồng một kg. Trong khi đó, thịt nhập khẩu chỉ khoảng 1,2 – 1,3 USD một kg đối với thịt gà, chưa bằng một nửa giá trong nước. Các loại thịt heo  nhập cũng chỉ từ 1.700 - 1.800 USD một tấn, bằng với giá thịt heo hơi trong nước. Do giá thịt ngoại quá rẻ, nên thịt nhập khẩu trên thị trường không ngừng tăng.

Theo TS Nguyễn Đăng Vang, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, mức chênh lệch giữa thịt nhập khẩu và thịt sản xuất trong nước, mà nông dân hiện phải chịu, là một điều không công bằng cho ngành chăn nuôi. Bởi giá thức ăn chăn nuôi từ đầu năm đến nay tăng liên tục, hiện đã tăng trên 20%, trong khi thực phẩm chỉ tăng có 7%. Nông dân không thể cạnh tranh nổi, giữa lúc dịch bệnh lại liên tục, khiến nền chăn nuôi trong nước bị đe dọa. “WTO cho phép đánh thuế nhập khẩu thịt gà là 40%, thịt lợn 25% và trứng gia cầm lên tới 80%, đây là một trong những chính sách hỗ trợ và bảo hộ nền nông nghiệp, mà WTO cho phép tại mọi quốc gia, thì không lý gì không áp dụng để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước”, ông Vang nói.

Tăng thuế là điều cần thiết

Ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT, cho biết tăng thuế nhập khẩu thịt sẽ ảnh hưởng tới một bộ phận người tiêu dùng, bởi giá những mặt hàng này trong siêu thị sẽ tăng lên. Tuy nhiên, đó là điều cần thiết để đảm bảo lợi ích lâu dài, phát triển ngành chăn nuôi trong nước. Trước đó, Cục chăn nuôi, Bộ NN-PTNT cũng đã trình phương án tăng thuế nhập khẩu đối với thịt gia cầm và thịt lợn.

Về phía người tiêu dùng, ông Vang lý giải, một bộ phận nhỏ người tiêu dùng có thói quen ăn thịt nhập khẩu sẽ phải chịu mức thuế cao hơn. Nhưng về vĩ mô, lợi ích xã hội sẽ tăng lên rất nhiều, cứu nguy cho ngành chăn nuôi đang khốn đốn. Ngoài ra, chất lượng thịt nhập khẩu cũng khiến nhiều người tỏ ra lo ngại, khi nhiều trường hợp thịt nhập vào nước ta được sản xuất trước đó cả năm hoặc lâu hơn.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo lắng, Thông tư 133 chắc chắn góp phần đáng kể giải quyết khó khăn của ngành chăn nuôi trong hoàn cảnh hiện nay. Nhưng sẽ hết thời hạn theo khung quy định của WTO đến năm 2012. Nếu ngành chăn nuôi trong nước không cải thiện, thì khốn khó quay lại với nông dân. Phải giúp nông dân tăng vốn đầu tư, cơ sở vật chất, nguyên liệu chăn nuôi và những yếu tố phụ trợ, nhằm tăng sức cạnh tranh về giá cả và chất lượng, mới mong không bị thua trước thực phẩm ngoại giá rẻ.

<

>

Theo Đất Việt

Cùng danh mục

Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ

Theo Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/09/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, từ ngày 01/11/2014...

Thủ tướng yêu cầu tập trung cải cách thủ tục hành chính Thuế

Theo Thông báo 288/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và cải cách thủ tục hành chính thuế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu của ngành Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng trong những năm qua đã có nhiều đóng góp lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.