“Chớ để mất cơ hội tăng tốc xuất khẩu gạo!”

13/01/2019

Tháng 8/2010, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã liên tiếp ba lần tăng giá sàn xuất khẩu gạo.<

>

Bình luận về động thái đáng chú ý này, ông Phạm Quang Diệu, Kinh tế trưởng của Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường nông sản (Agromonitor), nói:

Vào đầu tháng 8/2010, VFA có đề xuất xin nâng khối lượng gạo xuất khẩu cả năm nay lên 6,5 triệu tấn. Thế nhưng Ban chỉ đạo điều hành xuất khẩu gạo định hướng chỉ nên xuất 6,1 triệu tấn, và đưa giá bán lên để làm gia tăng giá trị kim ngạch.

Nhằm thực thi chỉ đạo này, thời gian qua, VFA đã liên tục nâng giá sàn xuất khẩu gạo lên cao. Hiện nay, giá sàn xuất khẩu gạo 5% tấm là 450 USD/tấn; gạo 25% tấm có giá sàn 410 USD/tấn.

Từ đầu năm đến giữa năm 2010 là thời điểm giá thấp thì ta xuất rất nhiều. Khối lượng gạo xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm lên tới 4,8 triệu tấn. Còn trong 4 tháng cuối năm, thời điểm giá cao ngất ngưởng thì lại chỉ được xuất có 1,3 triệu tấn gạo.

Doanh nghiệp thường cố gắng xuất khẩu khi giá thấp. Lúc giá thấp, doanh nghiệp chỉ cần ký được hợp đồng và quay lại ép giá nông dân. Còn khi nhu cầu thị trường thế giới đạt mức giá cao, là cơ hội tốt để doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thu lợi nhuận cao và sẵn sàng thu mua lúa giá cao của người nông dân, thì lại bị khống chế xuất khẩu.

Và, chúng ta đang có nguy cơ để tuột mất cơ hội tăng tốc khối lượng gạo xuất khẩu với giá bán cao, mặc dù Chính phủ luôn hướng vào tăng thu nhập cho nông dân với chỉ tiêu định lượng đảm bảo mức lãi trên 30%.

Vậy theo nhận định của ông, vì sao Nhà nước lại khống chế xuất khẩu gạo vào thời điểm này?

Theo tôi có hai nguyên nhân.

Một là, lo ngại an ninh lương thực trong nước. Cơ quan điều hành xuất khẩu gạo không nắm chắc được con số thống kê về nguồn cung gạo trong nước. Ngay cả số lượng gạo đã xuất khẩu, mỗi cơ quan, mỗi bộ, ngành lại đưa ra những con số rất khác nhau. Thậm chí có tháng, số liệu xuất khẩu gạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và c vênh nhau đến hơn 25%.

Phải nắm chắc cung, cầu thì mới nên đưa ra định hướng được lượng xuất khẩu. Về cầu, thì hiện các doanh nghiệp đã ký được hơn 6 triệu tấn, nên việc VFA xin nâng lượng xuất khẩu lên là có lý. Nhưng về cung, ta không thể tính được khối lượng hiện còn dự trữ trong dân. Thậm chí, số liệu tồn kho trong doanh nghiệp cũng chưa chắc đã đáng tin cậy, vì nhiều doanh nghiệp báo cáo một đằng, nhưng lại làm một nẻo. Họ thường ký hợp đồng xuất khẩu trước rồi mới thu mua gạo sau.

Khi không nắm chắc số lượng, thì xu hướng thận trọng trong việc xuất khẩu gạo là điều dễ hiểu.

Hai là, từ năm 2007 trở lại đây, những biến động vĩ mô, đặc biệt là mức lạm phát tăng mạnh trong năm 2008 cùng thời điểm với khủng hoảng lương thực xảy ra đã đặt ra những thách thức song hành giữa công tác điều hành nền kinh tế trong việc kiềm chế lạm phát với ổn định giá gạo nội địa thông qua công tác điều hành xuất khẩu gạo.

Như vậy, khác với trước đây chính sách điều hành xuất khẩu gạo bên cạnh mục tiêu đem lại lợi nhuận cho cộng đồng doanh nghiệp và tăng thu nhập cho người trồng lúa còn cần phải tính đến mục tiêu kiềm chế lạm phát. Việc “hy sinh” xuất khẩu gạo cho kiềm chế lạm phát đang là một giải pháp được thực thi. Số liệu thực tế cho thấy rõ xu hướng này.

Năm 2008 và 2009, lượng gạo xuất khẩu và diễn biến giá xuất khẩu luôn có chiều hướng nghịch nhau, khi thị trường đạt mức cao nhất thì lo ngại về an ninh lương thực và lạm phát trong nước cao đã dẫn đến thực thi chính sách ngưng xuất khẩu.

Vậy theo ông, an ninh lương thực trong nước vào thời điểm này có đáng lo ngại?

Cục trưởng Cục Trồng trọt đã nói rằng, nguồn cung gạo đủ cho xuất khẩu tới 7 triệu tấn cả năm cũng chưa ảnh hưởng tới an ninh lương thực. Năm ngoái ta xuất 6 triệu tấn mà vẫn còn dư 1 triệu tấn chuyển sang xuất khẩu vào năm 2010.

Năm nay, sản lượng lương thực tăng lên. Mới đây Bộ Nông nghiệp Mỹ đã đưa ra nhận định rằng, việc sản lượng lúa mì của Nga và một số nước châu Âu bị sụt giảm do hạn hán chỉ là nhất thời thôi, hầu hết các nước châu Á đều tăng sản lượng lương thực. Hiện thời tiết đã mưa nhiều trở lại, hạn hán đã chấm dứt, nên lo ngại về an ninh lương thực là không có cơ sở.

Ông nhận định thế nào về hiệu quả của chính sách hỗ trợ thu mua tạm trữ lúa gạo?

Chính sách hỗ trợ thu mua tạm trữ hiệu quả đến đâu, hiện chưa thể đo lường được. Các doanh nghiệp luôn vì lợi ích của họ trước, rồi mới tính đến lợi ích của nông dân. Kho dự trữ cũng thiếu, nên doanh nghiệp cũng không dám thu mua dự trữ lâu, nếu mua gạo rồi thì họ phải bán ra ngay, không đợi lúc giá cao được.

Có ý kiến cho rằng, không nên hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thu mua tạm trữ, mà tiền hỗ trợ lãi suất đó nên hỗ trợ trực tiếp cho nông dân. Nhưng hỗ trợ trực tiếp bằng cách nào? Chia tiền cho nông dân thì chẳng tác dụng gì trong việc thúc đẩy tiêu thụ gạo.

Ở Thái Lan, nhà nước trực tiếp mua tạm trữ cho nông dân. Nông dân sản xuất ra bao nhiêu lúa, nhà nước đều mua hết, cất vào kho. Khi giá lên cao, thì nhà nước mới mở kho bán cho doanh nghiệp xuất khẩu, rồi doanh nghiệp mới bán ra nước ngoài. Nước ta cũng cần nghiên cứu để có sự thay đổi về chính sách thu mua tạm trữ không liên quan gì đến doanh nghiệp nữa.<

>

Theo Chu Khôi - VnEconomy<

> <

>

Cùng danh mục

Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ

Theo Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/09/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, từ ngày 01/11/2014...

Thủ tướng yêu cầu tập trung cải cách thủ tục hành chính Thuế

Theo Thông báo 288/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và cải cách thủ tục hành chính thuế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu của ngành Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng trong những năm qua đã có nhiều đóng góp lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.