Mốc son thuế

07/01/2019

 

Cách đây 65 năm, cùng với niềm vui giành được độc lập dân tộc, ngày 10/9/1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ban hành sắc lệnh số 27 “lập ra một sở thuế quan và thuế gián thu” - đánh dấu sự ra đời của ngành thuế Việt Nam.<

>

Suốt 65 năm qua, ngành thuế cả nước luôn phấn đấu nỗ lực, đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ cách mạng.

Ngay từ những ngày đầu lập nước, trước yêu cầu chi của Chính phủ cho công tác an ninh, quốc phòng và đảm bảo đời sống nhân dân, Trung ương Đảng, Bác Hồ và Chính phủ đã quyết định xoá bỏ thuế thân, bãi bỏ chế độ độc quyền muối, rượu, thuốc phiện là những chính sách nô dịch của chế độ thực dân phong kiến, giảm thuế điền thổ để khuyến khích nhân dân tăng gia sản xuất; sửa đổi và bổ sung một số thuế cũ cho phù hợp với bản chất của Nhà nước ta - nhà nước của dân, do dân và vì dân. <

>

Thời kỳ 1955-1965, một hệ thống thuế hoàn chỉnh đã lần lượt được ban hành và áp dụng thống nhất trên toàn miền Bắc. Trong thời kỳ cả nước tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam thống nhất đất nước (1966-1975) ngành Thuế đã cùng cấp ủy, chính quyền các địa phương phát động phong trào “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”… đồng thời tiếp tục có những nghiên cứu, tham mưu, đóng góp cho Đảng, Nhà nước những giải pháp phù hợp áp dụng cho hai miền. Kết quả là thu ngân sách thời kỳ 1966-1970 đã tăng gấp 2 lần so với thời kỳ 1961-1965; thu ngân sách 5 năm thời kỳ 1971-1975 tăng gấp 2,7 lần so với thời kỳ 1961-1965. <

>

Và để đáp ứng với tình hình mới, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới, theo đó công tác thuế được cải cách để phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, phù hợp thực tiễn của Việt Nam và bắt nhịp với các thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt trong những năm gần đây, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành thuế đã và đang có những bước chuyển mình, tích cực tự hoàn thiện và đổi mới thông qua những bước đi quyết liệt thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế. <

>

Sau gần 25 năm đổi mới, trải qua ba bước cải cách lớn, đến nay ngành thuế đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ: Hệ thống chính sách thuế được xây dựng và ngày càng hoàn thiện, làm cơ sở pháp lý để huy động nguồn lực và là công cụ để Đảng và Nhà nước điều chỉnh sự phát triển nền kinh tế - xã hội, động viên được các nguồn lực, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển nhanh; khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, nâng cao đời sống nhân dân. <

>

Công tác quản lý thuế đã chuyển từ cơ chế "chuyên quản" làm thay nhiều công việc thuộc trách nhiệm của người nộp thuế sang cơ chế đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh trong việc tự tính, tự khai và nộp thuế vào NSNN. Luật Quản lý thuế cũng quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trước pháp luật của cả người nộp thuế, cơ quan thuế, cán bộ thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm tăng cuờng hiệu lực công tác quản lý thuế.<

>

Cùng với việc ban hành, sửa đối các sắc thuế, ngành thuế đã không ngừng rà soát, bãi bỏ hoặc sửa đổi các loại phí, lệ phí không hợp lý. Đồng thời, triển khai các chương trình cải cách hành chính thuế theo hướng xoá bỏ các thủ tục rườm rà, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc của người nộp thuế; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nộp thuế tự giác thực hiện tốt các quy định của pháp luật thuế; xây dựng quy chế 1 cửa và áp dụng thống nhất trong toàn quốc; nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ ban hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 thay thế Nghị định cũ về quản lý hoá đơn theo hướng tạo chủ động tối đa cho các doanh nghiệp trong việc in, phát hành và sử dụng hoá đơn, giảm tối đa sự phụ thuộc của các doanh nghiệp vào cơ quan thuế. <

>

Đặc biệt, thực hiện Đề án 30 của Chính phủ về đơn giản hoá các thủ tục hành chính, đến 2010, toàn ngành đã thực hiện rà soát thủ tục hành chính thuế hiện hành. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung 243 thủ tục; thay thế 4 thủ tục, bãi bỏ 11 thủ tục, giảm bớt chỉ tiêu kê khai, đơn giản hoá 76% thủ tục trong số thủ tục hành chính thuế đã công bố. Với kết quả như vậy, ước tính sẽ cắt giảm khoảng 36,1% chi phí tuân thủ chung cho xã hội về thực hiện các thủ tục hành chính thuế…<

>

Kết quả của công cuộc cải cách và hiện đại hoá toàn diện hệ thống Thuế, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã giúp số thu ngân sách tăng trưởng không ngừng, trở thành nguồn thu chủ yếu, quan trọng nhất của NSNN. Đến năm 2010 số thu nội địa đã chiếm 92,6% tổng số thu NSNN (năm 2000 thu nội địa chiếm 76,9% tổng thu NSNN) trong đó thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 72,7% tổng thu ngân sách nhà nước; đã có 40 địa phương có số thu ngân sách trên 1000 tỷ đồng; 5/63 địa phương có số thu trên 10 ngàn tỷ đồng: TP. Hà Nội, TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai. Trong đó Hà Nội và TP.HCM đang hiện hữu trở thành địa phương có số thu 100 ngàn tỷ đồng/năm.   <

>

Việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách với mức tăng trưởng khá trong thời kỳ đổi mới đã góp phần tích cực để Chính phủ đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên ngày càng tăng của ngân sách nhà nước mà còn dành một phần tích luỹ, trả nợ, đồng thời thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, khơi dậy năng lực nội sinh của đất nước, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.<

>

Ghi nhận những đóng góp tích cực của đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế trong 65 năm qua, Đảng và Nhà nước, các ngành, các cấp đã phong tặng nhiều danh hiệu cao quý cho các tập thể, cá nhân. Chỉ tính riêng thời kỳ đổi mới, ngành thuế đã được tặng thưởng: tám danh hiệu Anh hùng Lao động, một Huân chương Độc lập hạng nhất, một huân chương Hồ Chí Minh, bốn Huân chương Độc lập hạng ba, 37 Huân chương Lao động hạng nhất, 133 Huân chương Lao động hạng nhì, 1.381 Huân chương Lao động hạng ba và hàng nghìn bằng khen của Chính phủ, hàng vạn bằng khen, giấy khen của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, của các ngành và UBND các cấp. <

>

Mới đây nhất, ngày 6/8/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1370/QĐ-TTg lấy ngày 10/9 hàng năm là "Ngày Truyền thống của ngành thuế Việt Nam". Đó là sự cổ vũ lớn lao để cán bộ thuế hôm nay tiếp bước truyền thống các cán bộ đi trước vượt mọi khó khăn phấn đấu hoàn thành tốt hơn nữa công tác thuế của Nhà nước, góp phần thiết thực vào thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh".<

>

Với bề dày truyền thống tốt đẹp, sự năng động, sáng tạo, vững vàng trước những thử thách, khó khăn và tinh thần thực sự cầu thị, toàn thể cán bộ công chức ngành Thuế tin tưởng trong thời gian tới sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, hăng hái thi đua, thực hành tiết kiệm, phấn đấu hoàn thành thắng lợi chương trình Hiện đại hoá công tác thuế mà trước mắt là nhiệm vụ công tác thuế năm 2010 và kế hoạch 5 năm 2011-2015, góp phần tích cực cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015)./.<

>

Minh Đức<

> <

>

Cùng danh mục

Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ

Theo Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/09/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, từ ngày 01/11/2014...

Thủ tướng yêu cầu tập trung cải cách thủ tục hành chính Thuế

Theo Thông báo 288/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và cải cách thủ tục hành chính thuế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu của ngành Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng trong những năm qua đã có nhiều đóng góp lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.