Thủ tục thuế: khoảng cách và cải cách

06/01/2019

Mặc dù ngành thuế đã có nhiều cải cách nhưng vẫn còn một khoảng cách lớn với trình độ khu vực. Và đặc biệt, còn một khoảng cách giữa thủ tục và thực thi thực tế. Điều đó đòi hỏi những nỗ lực cải cách mạnh mẽ hơn.

Việt Nam được Ngân hàng thế giới xếp thứ 120 trong số 175 quốc gia về cải cách thủ tục thuế. Các doanh nghiệp thường mất trung bình 1.050 giờ, tương đương với 130 ngày làm việc mỗi năm để hoàn tất các thủ tục liên quan đến đóng thuế.

5 năm nữa mới lên tầm khu vực

Nghị định số 51/2010/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/20110 về về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được đánh giá là một bước ngoặt mang tính đột phá về phương thức quản lý hành chính mới khi trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc in và sử dụng hoá đơn.

Đây là điểm đột phá để thay đổi toàn bộ nhận thức và thực hiện về hóa đơn. Điều này làm thay đổi triệt để một trong những khâu nhức nhối và bị phản đối nhiều nhất trong ngành thuế: mua bán và quản lý hóa hơn. Mọi việc đang thuận chiều hơn khi chính ngành thuế, mà cụ thể là lãnh đạo cơ quan này, đang hối thúc DN chuẩn bị cho việc tự in hóa đơn.

Ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ Phó Vụ chính sách thuế - Bộ Tài chính, cũng khẳng định, cải cách này sẽ đơn giản hóa thủ tục, trao quyền chủ động cho DN và cơ chế xin - cho sẽ không còn đất sống.

Bà Vũ Thị Mai - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, cho biết, sẽ có khoảng hơn 300.000 DN đều nằm trong diện điều chỉnh lần này. Vì thế, các DN cần nắm vững các quy định về hoá đơn mới tránh sai sót, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân doanh nghiệp cũng như tác động xấu đến hoạt động của đối tác nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Cải cách thuế lần này kỳ vọng cơ chế xin - cho sẽ không còn đất sống

DN tự in hóa đơn là một bước tiến mạnh nhất trong lộ trình cải cách thủ tục thuế. Tổng kết mới đây cho thấy, lĩnh vực thuế, Bộ Tài chính đã đề xuất bãi bỏ 11 thủ tục, thay thế 4; sửa đổi, bổ sung 243 thủ tục; đơn giản hóa 76% và cắt giảm được 36% chi phí tuân thủ...

Tuy nhiên, dù đã rất nỗ lực nhưng theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, mức độ thuận lợi khi thực hiện thủ tục thuế của Việt Nam hiện đứng vào nhóm yếu của khu vực Đông Nam Á.

Bộ Tài chính đặt mục tiêu, năm 2015, thời gian thực hiện thủ tục thuế tại Việt Nam ngang bằng so với các nước tiên tiến trong khu vực. Tới 2012, 50% số tờ khai hải quan, 50% kim ngạch thông quan sẽ được kê khai qua mạng.

Cụ thể, Hải quan đã kiến nghị đơn giản hóa 108/168 thủ tục, giảm 32% chi phí tuân thủ thủ tục. Thuế kiến nghị đơn giản hóa 256/330 thủ tục, tương đương với việc sẽ cắt giảm khoảng 45% chi phí tuân thủ.

Việt Nam nỗ lực, kết thúc năm 2010, sẽ kéo thời gian thực hiện các thủ tục thuế xuống còn 1,5 lần so với  các nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia và đến 2015, thời gian này sẽ bằng các nước đứng đầu trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Philippines.

Từ cải cách thủ tục đến thực hiện

Mặc dù thừa nhận các cải cách mạnh mẽ, tuy nhiên, từ thực tế, các DN cho rằng để những cải cách đó vận dụng một cách đồng bộ, hợp lý trong lại không phải "một sớm một chiều". Điều khó khăn nhất hiện nay là những cải cách từ trên xuống vẫn chưa được thực hiện triệt để ở cở sở thuế, hải quan mà điểm vướng mắc nhất chính là nhận thực và quá trình triển khai tiếp trực tiếp với DN.

Lo ngại nhất là việc "không chịu hiểu", "không quen" với cải cách của người thực thi trực tiếp.


Trong những lần đối thoại với lãnh đạo ngành thuế và hải quan mới đây, các DN đã phản ánh điều này và chính lãnh đạo Bộ Tài chính cũng phải từ nhận đang có một độ "vênh" lớn từ quy định đến thực thi chính sách.

Một dẫn chứng được các DN dẫn ra, việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử đã giúp doanh nghiệp giảm được nhiều thủ tục, giấy tờ không cần thiết.

Tuy nhiên, trên thực tế khi xuất nhập khẩu thì: ngân hàng, cơ quan thuế, kiểm toán vẫn yêu cầu những giấy tờ đã cắt giảm để trình xem.

Cụ thể, DN vẫn phải in chứng từ gốc tại hải quan cửa khẩu nếu có yêu cầu. Mà việc yêu cầu cung cấp các giấy tờ gốc cũng gây gây khó khăn vì nhiều khi DN mua bán với doanh nghiệp nước ngoài qua mail, fax.

Hay như việc DN khẩu khẩu cùng một loại hàng hóa nhưng hải quan Quảng Ninh lại áp thuế suất 10%, trong khi hải quan Lạng Sơn lại áp thuế 20%. Không những vậy, sau khi Bộ Tài chính có văn bản thống nhất là áp thuế 10% thì lại có doanh nghiệp được hoàn lại khoản chênh lệch thuế, có doanh nghiệp lại không

Rồi chuyện hoàn thuế là cả một hành trình khổ ải khi DN ở trong diện được chấp thuận nhưng để hoàn thiện được thủ tục hoàn thuế nhiều khi là cả một thách thức.

Lý giải về "độ vênh" chính sách và thực tiên này, lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, thuế và hải quan liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau nên các thủ tục đó vẫn chưa giảm nên tính đồng bộ chưa cao.

Tuy nhiên, điều mà DN phản ánh rất nhiều là chính là việc bằng mọi cách "không chịu hiểu", "không quen" với cải cách của những người thực thi trực tiếp. Chính điều này đang làm giảm đi hiệu quả trong cải cách thủ tục thuế, DN vẫn chưa được hưởng những thành quá tích cực của cải cách.

Vì thế mà, các DN cho rằng, điểm mấu chốt của cải cách mà DN cảm nhận được chính là: thủ tục ít đi, thời gian nhanh hơn, hàng hóa luân chuyển thuận lợi hơn... Điều đó quan trọng hơn rất nhiều những cón số thông báo về số thủ tục đã được cải cách và cắt giảm.

Song, điều đó phục thuộc nhiều vào đội ngụ thực thực hiện, chất lượng con người phải theo kịp cải cách hành chính. Có lẽ thế, DN cho cho rằng, đi kèm với cải cách thủ tục thì yêu cầu cải cách con người thực hiện là một đòi hỏi không thể bỏ qua. Đây có lẽ là cuộc cải cách khó khăn nhất.

Lê Khắc

Theo VNR500.vn

Cùng danh mục

Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ

Theo Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/09/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, từ ngày 01/11/2014...

Thủ tướng yêu cầu tập trung cải cách thủ tục hành chính Thuế

Theo Thông báo 288/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và cải cách thủ tục hành chính thuế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu của ngành Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng trong những năm qua đã có nhiều đóng góp lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.