Vì sao vừa nhập xăng lại vừa xuất xăng?

09/12/2018

Tàu hàng của công ty BP Singapore thuộc tập đoàn dầu khí BP (Anh) bắt đầu tiếp nhận 4.500 tấn - lô sản phẩm xăng máy bay Jet A1 đầu tiên của nhà máy lọc dầu Dung Quất.<

>

Chiều 10.8, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam họp báo công bố sản phẩm và xuất bán chuyến nhiên liệu bay Jet A1 đầu tiên của nhà máy lọc dầu Dung Quất ra thị trường. Tại cuộc họp báo này, ông Nguyễn Hoài Giang, tổng giám đốc công ty TNHH lọc - hóa dầu Bình Sơn, Quảng Ngãi cho biết.

Tàu hàng của công ty BP Singapore thuộc tập đoàn dầu khí BP (Anh) đã cập cảng xuất sản phẩm, bắt đầu tiếp nhận 4.500 tấn - lô sản phẩm xăng máy bay Jet A1 đầu tiên của nhà máy lọc dầu Dung Quất đưa sang Singapore, cung ứng cho các hãng hàng không quốc tế tại nước này. Trung bình mỗi năm nhà máy lọc dầu Dung Quất chế biến khoảng 6 - 6,2 triệu tấn sản phẩm xăng, dầu các loại, trong đó tùy theo nhu cầu thị trường, mỗi năm nhà máy sẽ điều tiết sản xuất khoảng 200.000 đến 400.000 tấn sản phẩm xăng máy bay Jet A1.

Thưa ông, vì sao BP quyết định mua ngay lô sản phẩm xăng máy bay Jet A1 đầu tiên của nhà máy lọc dầu Dung Quất?

Ông Nguyễn Hoài Giang: Thực chất sản phẩm xăng máy bay Jet A1 đã ra lò tại nhà máy lọc dầu Dung Quất hơn nửa năm qua, nhưng do phải hoàn thành đầy đủ thủ tục pháp lý, trải qua nhiều công đoạn kiểm tra đảm bảo tiêu chuẩn thì mới đưa ra thị trường tiêu thụ. Tháng 5.2010, Tổ chức các nhà cung cấp nhiên liệu bay quốc tế bao gồm: Shell, BP, ENI, STATOIL, TOTAL… đã kiểm định tiêu chuẩn chất lượng chung của sản phẩm xăng máy bay Jet A1 của nhà máy lọc dầu Dung Quất hết sức nghiêm ngặt. Hiện tại, sản phẩm xăng máy bay của nhà máy đã đạt nhiều tiêu chuẩn quốc tế, trong đó đã được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế ASTM của Mỹ và tiêu chuẩn DEFSTAN của Anh. Do vậy, BP (Anh) đã sẵn sàng mua xăng máy bay Jet A1 của nhà máy lọc dầu Dung Quất ngay từ lô sản phẩm đầu tiên.

Trong khi Việt Nam phải nhập xăng máy bay từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không trong nước, nguyên nhân nào nhà máy lại bán xăng Jet A1 ra nước ngoài?

Chủ trương của chúng tôi là sản xuất xăng máy bay Jet A1 chủ yếu là tiêu thụ trong nước, một phần để xuất khẩu. Theo tôi, việc nhà máy bán lô sản phẩm xăng máy bay Jet A1 đầu tiên cho tập đoàn BP là muốn chứng minh về chất lượng sản phẩm trên thị trường hàng không quốc tế và trong nước. Chắc chắn qua sự kiện này, các doanh nghiệp trong nước nhìn nhận, đủ tự tin và có chính sách phù hợp đối với việc tiêu thụ sản phẩm xăng máy bay của nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Hiện tại, tổng công ty Hàng không Việt Nam đã bắt đầu xúc tiến đàm phán với công ty lọc - hóa dầu Bình Sơn để mua sản phẩm Jet A1 cung cấp cho các máy bay dân dụng trong nước và các hãng hàng không quốc tế có đường bay đến Việt Nam. Nếu đàm phán thành công, thủ tục pháp lý đã hoàn tất, có thể lô sản phẩm xăng máy bay kế tiếp chúng tôi sẵn sàng cung ứng cho Vietnam Airlines.

Việc phân phối và giá cả sản phẩm xăng máy bay Jet A1 của nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ được thực hiện như thế nào?

Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) sẽ đảm nhận phân phối xăng máy bay Jet A1. Trước mắt, cùng với BP, tập đoàn Shell cũng là đối tác chiến lược được PVOil và công ty TNHH lọc - hóa dầu Bình Sơn lựa chọn để bán chủng loại sản phẩm này. Hiện giá xăng máy bay Jet A1 của nhà máy lọc dầu Dung Quất bán ra thị trường tương đương với giá thế giới: khoảng 85 USD/thùng (159 lít). Tuy nhiên nếu sản xuất được xăng máy bay ngay trong nước, chúng ta sẽ chủ động được an ninh năng lượng quốc gia, đỡ phải chịu nhiều áp lực từ việc nhập khẩu xăng máy bay từ nước ngoài. Cụ thể là không phải chịu áp lực thanh toán mua nhiên liệu xăng máy bay bằng USD hay cước phí vận chuyển nhập khẩu xăng quá đắt đỏ…

Từ tháng 2.2009, kể từ khi đưa vào hoạt động đến nay, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã nhập 67 lô dầu thô với tổng khối lượng 5,3 triệu tấn, sản xuất được khoảng 4,4 triệu tấn sản phẩm đạt chất lượng và xuất bán ra thị trường gần 4,4 triệu tấn sản phẩm xăng, dầu các loại.

Trong sáng 10.8, công ty TNHH lọc- hóa dầu Bình Sơn ký với công ty cổ phần đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà hợp tác toàn diện và hai hợp đồng thương mại: cung cấp dịch vụ bảo trì bảo dưỡng và phụ tùng thay thế cho thiết bị bơm và gioăng cơ khí; cung cấp dịch vụ bảo trì bảo dưỡng và phụ tùng thay thế cho các động cơ trung thế cho nhà máy lọc dầu Dung Quất. Trị giá của các hợp đồng là 50 triệu USD, thời gian thực hiện hợp đồng là hai năm kể từ ngày ký.

Theo Minh Đức - Sài gòn tiếp thị

<

>

Cùng danh mục

Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ

Theo Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/09/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, từ ngày 01/11/2014...

Thủ tướng yêu cầu tập trung cải cách thủ tục hành chính Thuế

Theo Thông báo 288/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và cải cách thủ tục hành chính thuế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu của ngành Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng trong những năm qua đã có nhiều đóng góp lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.