Hàng Việt sang đất Thái: Những rào cản không đáng có

05/12/2018

Là một đất nước đứng đầu trong khu vực về xuất khẩu mặt hàng thủy hải sản, tuy nhiên con tôm, con cá của Việt Nam lại không có được chỗ đứng trên thị trường Thái Lan. Trong khi đó, mặt hàng thủy hải sản có xuất xứ từ Bangladesh, một đất nước có vị trí địa lý xa hơn Việt Nam, lại đang phổ biến tại thị trường Thái Lan.

Lý giải về điều này, ông Pisanu Chanvitan – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thái Lan tại Việt Nam – cho rằng, thủy hải sản của Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với Bangladesh do giá thành cao hơn. Ông Pisanu Chanvitan cho biết như vậy tại buổi họp báo giới thiệu Triển lãm thường niên “Sản phẩm Thái Lan tại Hà Nội”, triển lãm diễn ra từ ngày 12-15/08/2010 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.

“Trong khi chỉ mất 4 giờ xe chạy từ Quảng Trị của Việt Nam đến Thái Lan nhưng giá cả thủy hải sản từ Quảng Trị bán sang Thái Lan lại đắt hơn nhiều so với thủy hải sản đến từ Bangladesh. Vấn đề là làm sao hạ giá thành cước vận chuyển để tạo điều kiện thuận lợi cho thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan.” - ông Pisanu Chanvitan gợi ý.

Ở chiều ngược lại, một “nghịch lý” là hiện nay Việt Nam đang nhập khẩu một khối lượng lớn thịt bò từ Australia và New Zealand, trong khi đó Thái Lan có vị trí địa lý gần hơn cũng đang là nước xuất khẩu thịt bò với giá cạnh tranh hơn rất nhiều.

Theo ngài Đại sứ, có thể thịt bò nhập khẩu từ hai thị trường này là để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam có nhu cầu mua những sản phẩm cao cấp. Tuy nhiên, thịt bò từ Thái Lan có chất lượng không kém nhưng giá thành lại rẻ hơn, vì vậy sẽ đáp ứng được nhu cầu cho đại bộ phận người tiêu dùng. Điều này cho thấy, nếu nhập khẩu thịt bò từ Thái Lan, người tiêu dùng Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều hơn khi có thêm sự lựa chọn cũng như được mua hàng với giá rẻ hơn.

Tính đến nay, thương mại hai chiều Việt Nam – Thái Lan đã đạt 6 tỷ USD, điểm chung và có lẽ cũng là rào cản khiến hàng hóa của hai nước chưa thể phổ biến rộng rãi tại mỗi nước là do Việt Nam và Thái Lan cùng là nước có nhiều điểm tương đồng về khí hậu nên những sản phẩm (thực phẩm) của hai nước thường giống nhau. Tuy nhiên, ngài Đại sứ cho rằng nhiều mặt hàng của Thái Lan có giá thành cao hơn so với hàng hóa Việt Nam nên các doanh nghiệp Việt vẫn có cơ hội tìm được chỗ đứng tại Thái Lan.

“Hiện nay, nhiều hàng hóa của Việt Nam đã có mặt tại thị trường Thái Lan, chẳng hạn như thạch đen hiện đang được Thái ưa chuộng. Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc hàng hóa nội địa phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập là điều tất yếu. Vấn đề là các doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chính chất lượng và giá thành sản phẩm.”

Xuất khẩu gạo: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trước thông tin cho rằng Việt Nam và Thái Lan đang cạnh tranh nhau gay gắt trong việc giành thị trường xuất khẩu gạo. Ông Pisanu Chanvitan lý giải: Là hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng có tới 3/4 tổng sản lượng gạo của hai nước có sự khác biệt. Gạo của Thái Lan phần lớn là gạo thơm trong khi gạo xuất khẩu của Việt Nam thương là loại gạo 5%, 10% và 20%, do đó hai nước đều có những “phân khúc” thị trường khác nhau nên dù là hai nước đứng ở vị trí nhất nhì thế giới về xuất khẩu gạo thì hai bên chưa bao giờ là đối thủ của nhau. Hơn nữa, Chính phủ Thái Lan luôn mong muốn Việt Nam là đối tác song hành trong quan hệ thương mại chứ chưa bao giờ nghĩ hai bên sẽ là đối thủ của nhau.

Cũng theo ông Pisanu Chanvitan, hiện nay các doanh nghiệp Thái Lan chủ yếu đầu tư vào miền Trung Việt Nam với các lĩnh vực như chế biến hải sản và bất động sản. Trong tương lai gần, hai nước sẽ cố găng thiết lập một tuyến xe bus chất lượng cao đi từ Quảng Trị sang Thái Lan. Hiện  tại, các công ty Thái Lan đã sẵn sàng cho việc này, vấn đề còn lại là làm sao để có thể rút ngắn thời gian làm thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu của Việt Nam mà thôi.

InfoTV - Nguyễn Tuân<

> <

> <

> <

>

Cùng danh mục

Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ

Theo Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/09/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, từ ngày 01/11/2014...

Thủ tướng yêu cầu tập trung cải cách thủ tục hành chính Thuế

Theo Thông báo 288/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và cải cách thủ tục hành chính thuế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu của ngành Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng trong những năm qua đã có nhiều đóng góp lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.