Xuất khẩu xe đạp: Cần ngăn ngừa bị áp thuế chống bán phá giá lần hai

01/12/2018

Ngày 15.7.2010, Uỷ ban châu Âu (EC) đã chính thức thông báo bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp của Việt Nam xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU).<

>

Tuy nhiên, có một nỗi lo khác: xe đạp từ các nước trong khu vực có khả năng sẽ nhập vào Việt Nam rồi xuất sang EU để lẩn tránh thuế chống bán phá giá. Điều này sẽ tiếp tục gây bất lợi cho ngành sản xuất xe đạp Việt Nam.

Việc EC áp thuế ở mức 15,8 – 34,5% trong suốt năm năm qua (từ ngày 14.7.2005) gần như triệt tiêu ngành sản xuất xe đạp ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc chuyển đổi sản xuất, một số ít cố gắng duy trì cầm chừng.

Trong ngành sản xuất xe đạp Việt Nam có 30 doanh nghiệp gồm doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, hưởng lợi từ việc EC bãi bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp xuất khẩu từ Việt Nam như nhau. Các doanh nghiệp cho rằng việc khôi phục sản xuất phải mất ít nhất cả năm.

Trong khi đó, các nước trong khu vực lân cận Việt Nam vẫn phải nộp thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu xe đạp sang EU. Bởi thế, chưa kịp khôi phục để nắm cơ hội, các doanh nghiệp đã lo đối mặt với việc hàng xe đạp từ một nước trong khu vực bị EU đánh thuế chống bán phá giá cao (như Trung Quốc đến gần 35%) tuồn sang Việt Nam rồi xuất vào EU. Theo quy chế thương mại quốc tế, đây là hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá, bị chế tài xử lý, kể cả với nước chấp nhận hàng lẩn tránh thuế.

Theo cục Quản lý cạnh tranh – bộ Công thương, nếu không có giải pháp hữu hiệu, không có cơ chế ngăn ngừa thì xe đạp xuất khẩu của Việt Nam lại bị kiện.

Thống kê năm 2005, ngành xe đạp của Việt Nam có 210.000 công nhân, doanh thu xuất khẩu 101 triệu USD; đến năm 2009 chỉ còn 6.500 công nhân, xuất khẩu 1,1 triệu USD.

Trước mắt, hiệp hội Xe đạp sẽ phải nắm được năng lực sản xuất của từng doanh nghiệp trong và ngoài hiệp hội, đối chiếu với số lượng xe đạp xuất khẩu thực tế của họ trong một khoảng thời gian nhất định.

Nếu số lượng xuất khẩu vượt xa so năng lực sản xuất thì rõ ràng có hiện tượng nhập khẩu xe đạp chuyển tải xuất khẩu đi EU. Hiệp hội cần tập hợp các doanh nghiệp cùng nhóm lợi ích để có thể thực hiện cơ chế giám sát, thông báo với cơ quan chức năng nhằm có những biện pháp phù hợp ngăn ngừa kịp thời gian lận thương mại.

Liên quan đến thu hút đầu tư, theo ông Vũ Bá Phú, cục phó cục Quản lý cạnh tranh, các sở kế hoạch và đầu tư cũng nên vào cuộc. Từng sở kế hoạch và đầu tư khi tiếp nhận đăng ký dự án mới của các nhà đầu tư nước ngoài tại địa phương cần thẩm định xem quy trình sản xuất của dự án đầu tư vào ngành xe đạp có đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ hàng hoá không.

Như các doanh nghiệp cho biết, trong dây chuyền sản xuất xe đạp không thể thiếu khâu chủ chốt là sản xuất khung sườn. Nếu đầu tư mà không có sản xuất khung sườn thì không thể coi là sản xuất xe đạp, mà chỉ là sản xuất phụ tùng. Doanh nghiệp đầu tư như thế mà lại có kế hoạch xuất khẩu xe đạp nguyên chiếc thì cơ quan cấp phép đầu tư phải cân nhắc, thẩm định kỹ càng, thậm chí không cấp phép đầu tư nếu như thị trường xuất khẩu của họ là EU.

Theo Nguyệt Hồng - SGTT

<

>

Cùng danh mục

Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ

Theo Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/09/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, từ ngày 01/11/2014...

Thủ tướng yêu cầu tập trung cải cách thủ tục hành chính Thuế

Theo Thông báo 288/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và cải cách thủ tục hành chính thuế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu của ngành Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng trong những năm qua đã có nhiều đóng góp lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.